1. Nguy cơ đối với bản thân là gì? 

Mối nguy hay còn được gọi là nguy cơ, là những nguyên nhân tiêu cực có khả năng gây hại hoặc gây khó khăn trên hành trình phát triển của bạn. Đó là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn như sự thay đổi về yêu cầu của thị trường lao động, những tác động của chúng đối với các doanh nghiệp, thay đổi mô hình kinh doanh, sự phát triển của công nghệ hiện đại mà bạn chưa thích ứng, đối thủ cạnh tranh nổi lên hàng loạt,…

Nhận thức những nguy cơ đối với bản thân

 

2. Những nguy cơ nào có thể ảnh hưởng đến bản thân và tác hại của nó

2.1 Công nghệ

Tính tới thời điểm này, con người đã trải qua 4 cách mạng khoa học – kỹ thuật mang tính đột phá cho sự phát triển của nhân loại. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, con người ngày nay được sử dụng rất nhiều những tiện ích trong cuộc sống. Điện thoại thông minh giúp con người có thể kết nối trên toàn thế giới khiến cho ngành chuyển phát thư trở nên kém hấp dẫn với người tiêu dùng. Sự trợ giúp của máy móc khiến con người không cần thuê người giúp việc hay lái xe, khiến một số công việc vốn của con người dần bị thay thế. Tất cả dường như được thay thế bằng công nghệ, máy móc tự động, điều đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Nhiều lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm đồng nghĩa khiến người khó có khả năng trang trải cuộc sống.

Công nghệ ảnh hưởng ntn tới công việc

 

2.2 Các ngành nghề có biến động lớn

Đại dịch Covid diễn ra khiến nhiều thay đổi diễn ra trong xu hướng ngành nghề, một số ngành trở nên tiềm năng và có cơ hội việc làm cao hơn. Đây là vừa cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức người lao động đặc biệt là các bạn trẻ, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Cùng Umit điểm một số ngành tiềm năng trong tương lai của nhiều doanh nghiệp trên thế giới bao gồm cả Việt Nam.

Đầu tiên là ngành Công nghệ thông tin: đây là ngành làm việc trên nền tảng máy tính, sử dụng phần mềm máy tính để thu thập thông tin, xử lý, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ. Với sinh viên thì có thể chọn khoa cụ thể trong ngành Công nghệ thông tin như Phân tích dữ liệu, Công nghệ máy tính, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin,… Người lao động và sinh viên mới ra trường hiện nay có thể tham khảo một số nghề đang “khát” nhân lực như: Lập trình viên, chế tạo phần mềm, chuyên viên testing đảm bảo chất lượng phần mềm, Kỹ sư phát triển, thiết kế, Chế tạo các thiết bị phần cứng, nhân viên cài đặt, quản trị và đảm bảo an ninh cho hệ thống mạng máy tính tại các cơ quan, công ty, tập đoàn và trường học.

Nghề nào có biến động

 

Thứ hai là ngành Chăm sóc sức khỏe với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học. Công nghệ có những bước tiến vượt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhưng không phải là y hay dược. Những thành tựu công nghệ sinh học được kể tới như hiện đại máy phân tích gene, máy quét giác mạc, việc sản xuất  vắc – xin phòng bệnh ở người như rubella, Covid 19,… Bên cạnh đó, công nghệ sinh học hiện đại có nhiều đóng góp vào những ca phẫu thuật như nội soi bằng robot, sự phát triển của công nghệ nano giúp chẩn đoán và chữa trị bệnh phức tạp cho con người.

Khi dịch bệnh xảy ra thì yêu cầu về hệ thống y tế, nghiên cứu về biện pháp phòng ngừa,… đều gia tăng về mặt nhu cầu và ngày càng được đầu tư không chỉ từ những công ty tư nhân mà cả các chính phủ. Hiện nay thị trường đang thiếu hụt những vị trí trong các ngành như: Sinh học phân tử, Công nghệ hóa sinh, Khoa học sức khỏe, Hệ thống sức khỏe số (Digital Health Systems)

Thứ ba là ngành Thương mại điện tử/Kỹ thuật số. Với xu hướng phát triển công nghệ 4.0, nhu cầu tiêu dùng tăng cao và trao đổi các mặt hàng tăng cao thì đây là nhóm nghề thực sự bùng nổ. Thương mại điện tử là ngành đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng để triển khai các mô hình kinh doanh trên nền tảng trực tuyến. Một số ngành mới xuất hiện và đòi hỏi người làm có kiến thức chuyên sâu về mảng truyền thông số, mảng điện tử,… Đây thực sự là thách thức không hề nhỏ với những người lao động tầm trung niên, cũng là chướng ngại với các bạn sinh viên mới ra trường. 

Các ngành nghề có biến động lớn

 

Tiếp nữa là Hậu cần và chuỗi quản lý cung ứng. Đây thực sự là ngành hoàn toàn mới, ngành này được biết tới khá mới mẻ tại Việt Nam. Ban đầu Logistics được dùng chủ yếu ở trong quân đội để miêu tả những chiến sĩ có nhiệm vụ vận chuyển, phân phối và chu cấp lương thực thực phẩm và vũ khí. Nhưng với xu thế hội nhập hóa các nền kinh tế, Logistics đã được mở rộng mạng lưới ra hơn, đặc biệt trong việc kinh doanh. Các công ty sản xuất, vận chuyển, bán hàng sẽ lập thành mạng lưới, để đảm bảo sản phẩm có thể tới tay khách hàng trên mọi miền đất nước. Đây là ngành năng động nhưng cũng đòi hỏi lượng kiến thức, kĩ năng mềm và sự linh hoạt vô cùng lớn từ người lao động, đặc biệt là nguồn lao động trẻ. 

 

2.3 Những trở ngại mà mọi người phải đối diện trong công việc

Nói đến khó khăn thì không kể trong cuộc sống, mà trong công việc thì không ít vấn đề mà người lao động phải đối phó hàng ngày.

Những trở ngại mà mọi người phải đối diện trong công việc

 

Đầu tiên, là khó khăn khi thích nghi với môi trường làm việc mới: người lao động có thể gặp môi trường quá khác với tính cách của họ: một nơi quá năng động hoặc một nơi khá nhiều kỷ luật, yêu cầu về tác phong…. Những vấn đề với các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cho quá trình làm việc luôn được cập nhật mà bạn chưa kịp thích ứng cũng gây ra nhiều sự lúng túng nhất thời.

Tiếp đến là vấn đề trong mối quan hệ khi làm việc chung. Có nhiều môi trường có những nhân sự rất trẻ, khiến nhân sự lớn tuổi cảm thấy lạc lõng trong môi trường quá năng động. Hoặc bạn là người rụt rè, hay e ngại nên bạn không dám tìm đến sự hỗ trợ giúp đỡ từ họ khi cần thiết.

Và cuối cùng là khó khăn lớn nhất, nó xảy ra với chính công việc của bạn. Đó có thể là những công việc bạn chưa từng làm hoặc chỉ biết trên mặt lý thuyết và chưa thực hành khiến bạn bối rối, không đảm bảo tiến độ công việc và không đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh một số nghiệp vụ chưa vững, thì những vấn đề phát sinh trong công việc cũng sẽ làm khó bạn không ít. Một vấn đề mà hầu hết mọi người đều mắc phải đó là việc sắp xếp, bố trí các công việc. Lượng công việc thì nhiều, hầu hết công việc đều cần thiết sẽ yêu cầu người làm biết cách sắp xếp một cách thông minh, để tránh mất kiểm soát, stress và trễ deadline.

Công việc là một phần cuộc sống của chúng ta, cho nên chúng ta khó tránh khỏi những khó khăn, thử thách ập tới. “Do what you love, love what you do.” – Hãy làm những gì bạn yêu thích, và yêu những gì bạn làm. Umit tin rằng cách tốt nhất để vượt qua những khó khăn trong công việc chính là yêu lấy công việc của chính mình. Bằng cách này dù có khoảng thời gian bạn sẽ cảm giác mất phương hướng, chán nản, mệt mỏi và vô cùng áp lực thì bạn cũng có đủ đam mê, nỗ lực trong công việc. Hãy tin rằng có vấp ngã, có thất bại thì mới có khả năng đạt được thành công.

 

Bài viết cùng chủ đề:

TOP nghề nghiệp có thu nhập khủng nhất hiện nay

Những nghề có thu nhập ổn định và bền vững

Làm nghề gì lương cao không cần bằng cấp

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *