Khi nuôi dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì cha mẹ vừa phải trông chừng sự an toàn cho con vừa phải để ý sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, tình cảm và tâm lý của trẻ. Độ tuổi này, trẻ cũng bắt đầu hình thành những thói quen, những hiểu biết đầu tiên khi được tiếp xúc với nhiều người cũng như có thể được đi nhiều nơi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ thích nghi với những tình huống phát sinh và cách giúp con thông minh và khỏe mạnh hơn, các mẹ hãy cũng Umit tham khảo 5 nội dung sau đây nhé.

1. Chế độ dinh dưỡng 

Từ 1 tới 3 tuổi, bé có sự phát triển cả thể chất và trí tuệ nhưng bộ máy tiêu hóa lại chưa được hoàn thiện, những chức năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ còn nhiều hạn chế nên mẹ cần chú ý những điều sau: 

Cung cấp chất béo từ thực vật cho con để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng
Cung cấp chất béo từ thực vật cho con để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng

2. Dạy từ mới

1 tuổi là thời điểm cho trẻ bắt đầu học hỏi và khám phá mọi điều xung quanh trẻ, đây cũng là lúc thích hợp để trẻ học từ vựng. Cha mẹ có thể dạy trẻ một số từ, cụm từ phổ biến mà trẻ có thể tiếp thu như:

5 cách giúp con thông minh và khỏe mạnh hơn
Cha mẹ có thể dạy trẻ một số từ, cụm từ phổ biến từ 1 tuổi

2.1 Các bộ phận trên cơ thể

Cha mẹ chỉ cần chỉ vào từng bộ phận như mắt, mũi, miệng, tay, chân,… và đọc cho trẻ nghe tên của những bộ phận ấy và lặp lại nhiều lần. Mẹ cũng có thể chỉ trên cơ thể của chính mình, đồ chơi để con bắt đầu hình thành khái niệm trong đầu.

Để luyện tập, hàng ngày mẹ có thể hỏi con một số câu như “Mũi của con ở đâu? Mắt của con ở đâu?” Lúc này, hãy trẻ trả lời bằng cách chỉ vào những bộ phận tương tự đó, và khi trẻ học nói hãy dạy trẻ cách phát âm đúng từ đó. 

2.2 Tên riêng

– Tên riêng: Tuy 1 tuổi trẻ chưa thể nói được nhưng trẻ đã có ý thức về tên của mình, cho nên chỉ cần mẹ gọi thường xuyên tên của trẻ và nhìn vào trẻ, trẻ sẽ dần dần xây dựng phản xạ với âm thanh đó và chắc chắn trẻ sẽ đáp lại khi được gọi.

– Tên của những người thân: Trẻ có thể phân biệt được tên của nhiều người nên mẹ có thể luyện tập cho bé tên của bố mẹ, ông bà, anh chị hay bất kỳ ai mà trẻ gặp thường xuyên. Lặp lại nhiều lần trẻ cũng sẽ hình thành phản xạ giống như tên của trẻ.

– Cách cư xử: Từ 2 tuổi trẻ đã bắt đầu tập nói, cho nên mẹ nên dạy trẻ biết cách cư xử lễ phép như chào người lớn mỗi khi gặp họ, biết nói cảm ơn và xin lỗi trong từng trường hợp cụ thể.

– Phương tiện: Dạy trẻ nhận biết những phương tiện giao thông cơ bản như ô tô, xe tải, xe buýt, xe cứu thương, xe cứu hỏa,… hoặc những phương tiện mà trẻ thường thấy tại nơi trẻ sống

– Thức ăn và dụng cụ: Gia đình có thể dạy con những món con thích ăn như sữa, cháo, bánh mì hoặc tên hoa quả, các loại rau và những dụng cụ trẻ thường dùng như cốc, thìa, bát,…

– Các từ thể hiện nhu cầu: Những từ như “có, không, cần, muốn, cho con, hơn nữa”,… cũng cần thiết để trẻ có thể hiểu và tự bày tỏ nhu cầu của mình cho người lớn hiểu. 

3. Nói chuyện với bé nhiều hơn

Rèn luyện ngôn ngữ bằng cách nói chuyện với trẻ hàng ngày
Rèn luyện ngôn ngữ bằng cách nói chuyện với trẻ hàng ngày

Khi trẻ đã bắt đầu nói được, trẻ sẽ luôn hỏi “tại sao” cả ngày để thỏa mãn tò mò về thế giới xung quanh. Điều này có thể khiến người lớn phải trả lời liên tục. Tuy nhiên đây cũng là sự phát triển tự nhiên của trẻ, thay vì phớt lờ hoặc trả lời sai khiến trẻ có tư duy lệch hướng hoặc mất hứng thú tìm hiểu thì người lớn trả lời mọi thứ trong tầm hiểu biết của mình, nếu những câu hỏi nằm ngoài điều mà bạn biết, hãy khuyến khích trẻ tự tìm hiểu để gia tăng khả năng tư duy và sáng tạo.

Để bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ, mẹ nên trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt. Ban đầu trẻ có thể trả lời những câu ngắn, chỉ có động từ nhưng theo thời gian, mẹ nên dạy trẻ cách trả lời đầy đủ, có cả chủ ngữ và vị ngữ. Quan trọng bạn phải nói một cách nghiêm túc, hãy để trẻ hiểu rằng trẻ đang được học cùng mẹ và dần hình thành thói quen này hơn. 

4. Đọc sách

Rèn luyện cho con thói quen đọc sách
Rèn luyện cho con thói quen đọc sách

Sách là một nguồn tri thức của nhân loại, đây cũng là giáo viên ngôn ngữ đầu tiên của hầu hết mọi đứa trẻ. Người Do Thái từng nhỏ hương nước hoa vào sách để thu hút những đứa trẻ của mình, từ đó chúng hiểu rằng sách có hương thơm rất ngọt ngào và đáng quý. Mỗi ngôi nhà của họ đều có một tủ sách để khuyến khích thế hệ chăm đọc sách, chăm tích lũy tri thức, đây cũng có thể là lý do khiến người Do Thái trở thành một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới.

Những tranh sách về đồ vật, con người, hình khối sẽ dần khơi trong trẻ trí tò mò, sáng tạo và tinh thần ham học hỏi của trẻ. Mặc dù thời gian trẻ chú ý vào những trang sách không nhiều nhưng sự thật thì trẻ rất thích thú với những bức tranh và màu sắc có trong đó. Khi dạy trẻ đọc sách, bạn không cần đọc hết cho trẻ nghe cả cuốn sách mà có thể lật trang sách và đọc từng mô tả tương ứng cho trẻ và để con chỉ từng bức tranh con muốn. 

Ngoài ra, khi đọc sách, bạn nên tránh xa thiết bị điện thoại để con hiểu được sự tập trung của bạn dành cho sách. Điều này cũng giúp trẻ học hỏi được cha mẹ thói quen đọc và hình thành tư duy tập trung.

5. Thúc đẩy tính tự lập

Bố mẹ không nên quá bao bọc hoặc “bảo vệ” con quá kỹ, nếu không bé sẽ hình thành thói quen lười biếng và dựa dẫm. Khi trẻ 3 tuổi, cha mẹ nên hướng dẫn con làm những việc cá nhân đơn giản, cha mẹ chỉ nên hỗ trợ tầm 50% các hoạt động của trẻ thôi. Trẻ có thể học cách làm từ vệ sinh cá nhân, dọn dẹp đồ chơi hoặc phức tạp hơn thì làm việc nhà. Như vậy con mới có thể tự lập, có nhiều kinh nghiệm từ đó trưởng thành hơn cho quãng thời gian sau này.

Để con tự mặc quần áo
Để con tự mặc quần áo

Tuy nhiên, cha mẹ đừng quên cho con cơ hội được học hỏi và mắc lỗi, tất nhiên những điều này chỉ trong giới hạn cho phép. Có thể, trẻ sẽ không thực sự thành công hay hoàn thiện 100% công việc được giao, hoặc trẻ sẽ tạo thành một đống lộn xộn hơn trước khi trẻ làm. Nhưng chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn thay vì làm hết, hướng dẫn con từ đầu và để con làm từ từ, con sẽ thấy bản thân cần cố gắng nỗ lực hơn và có trách nhiệm hơn trước thành những công việc đó.

Một số kỹ năng mà trẻ có thể thực hiện như:

– Mặc quần áo: cởi tất, kéo quần lên, mặc áo khoác, đi dép

– Ăn: biết sử dụng thìa, bát, chọn những món trẻ muốn ăn 

– Vệ sinh cá nhân: trẻ biết đánh răng, rửa tay, rửa chân

– Dọn dẹp: dọn dẹp đồ chơi, giường ngủ của trẻ

– Biết đi lên và xuống cầu thang khi có sự giám sát hoặc hỗ trợ của của người lớn.

Trên đây là một số điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ con phát triển sự thông minh và khỏe mạnh. Hy vọng cha mẹ có thêm kiến thức và có thể tìm được cách dạy phù hợp cho con của mình. Muốn tìm đọc bài viết dành cho trẻ, cha mẹ có thể tìm theo những gợi ý dưới đây.

Bài viết cùng chủ đề:

➤ 7 phương pháp nuôi dạy con đúng cách và khoa học

➤ 11 kỹ năng sống quan trọng cha mẹ nên dạy khi bé 5 tuổi

➤ Cách dạy con giỏi ăn nói tự tin thể hiện bản thân

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *