“Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước”. Vì vậy cách nuôi dạy trẻ em của các bậc phụ huynh rất quan trọng đặc biệt trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng. Tại sao vậy? Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi của trẻ sơ sinh là giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Bé sẽ phát triển vượt bậc về khả năng vận động, ngôn ngữ giao tiếp, khả năng quan sát và tư duy não bộ. Nếu được nuôi dạy con đúng cách bé sẽ phát triển hết các khả năng, thông minh, nhanh nhẹn và bộc lộ được cá tính của bé.
Trong bài viết này UMIT sẽ gợi ý một số cách nuôi dạy trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi hữu ích cho bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách dạy con thông minh sớm của người Nhật.
Vì sao bạn nên quan tâm nuôi dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi?
Việc bạn bắt đầu tiếp xúc với con và tập cho con nhiều thứ từ khi bé sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Nuôi dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi sẽ giúp trẻ thích nghi dần với nhiều sự thay đổi. Đồng thời sẽ tăng được khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ.
Nuôi dạy con 6 tháng tuổi sẽ rất khác so với trẻ 12 tháng tuổi. Khi bé đã quen và thích nghi được với cách bạn dạy, thì bé sẽ tự tin vào bản thân mình hơn, khá năng phát triển của trẻ trong tương lai sẽ toàn diện hơn.
>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói siêu nhanh siêu dễ làm.
Nuôi dạy trẻ sơ sinh thông qua chế độ dinh dưỡng
Bắt đầu từ tháng 6 trở đi ngoài uống sữa mẹ, mẹ có thể cho bé ăn dặm. Vì từ thời điểm này bé đã vận động nhiều hơn (lẫy, bò, trườn,…) nên cần cung cấp nhiều năng lượng.
1. Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm
Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc dần. Trong những ngày đầu thì nên cho bé ăn những món đơn giản, dần dần cho ăn các món đa dạng hơn. Trong quá trình tập ăn thì nên nhẹ nhàng khuyến khích bé chứ không nên gượng ép, hãy để bé tự nguyện nha.
2. Vậy khi ăn dặm, bố mẹ cần cho bé ăn những gì?
Bữa ăn dặm cần phải có 4 nhóm thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ.
- Chất bột đường có nhiều trong bột, cháo, cơm, khoai, bánh mì,…
- Chất đạm có nhiều trong thịt, cá,trứng, tôm, cua và các loại đậu,…
- Chất đạm có trong dầu ăn.
- Chất xơ có nhiều trong rau củ quả.
- Ngoài ra, bữa ăn dặm cũng có thể cung cấp đầy đủ các khoáng chất như canxi, photpho, sắt; các vitamin A, D, B1, B6, B12,… Các yếu tố vi lượng như muối Iot… Những chất dinh dưỡng này có nhiều trong bí đỏ, chuối, táo, gan động vật,…
Lưu ý đối với chất béo: Vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi còn non yếu, khó tiêu hóa, bố mẹ không nên cho bé ăn các chất béo trong bơ hay mỡ động vật. Mà trong mỗi một chén bột (cháo) bố mẹ nên cho thêm 1 muỗng (thìa) dầu ăn nhé.
Nói chung, giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu tập ăn thức ăn của người lớn. Theo thống kê, nuôi dạy trẻ sơ sinh ở giai đoạn này thường xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng. Vì vậy, mỗi ngày bố mẹ nên cho bé ăn 3 bữa, mỗi bữa lưng bát bột (cháo) đầy đủ 4 chất (chất bột, chất đạm, chất béo và chất xơ).
Ví dụ: Hôm nay, mẹ nấu bột (cháo xay nhuyễn) cùng với 1 thìa thịt băm xay nhuyễn, một thìa rau ngót xay nhuyễn, 1 thìa dầu ăn và một chút gia vị cho vừa miệng bé. Hôm sau mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn bột(cháo) với 1 thìa cá xay nhuyễn, 1 thìa rau cải xay nhuyễn, 1 thìa dầu ăn và 1 ít gia vị.
Mẹ không nên cho bé ăn cả 1 tuần chỉ có 1 món thôi nhé như vậy bé sẽ ngán. Hãy thay đổi thực đơn cho bé ăn đa dạng nhé. Lúc ăn dặm cho bé, mẹ nên để một cốc nước lọc bên cạnh, cứ 1 thìa bột(cháo) mẹ lại cho bé uống 1 thìa nước lọc, như vậy bé sẽ ăn nhanh hơn đó.
Lưu ý: mẹ phải cho bé ăn uống đúng giờ để tạo thói quen nhé
Phát triển não bộ, hình thành khả năng vận động, giao tiếp và quan sát
1. Nuôi dạy trẻ sơ sinh thông qua hình thành khả năng vận động
Theo thống kê, đa số trẻ 3 tháng tuổi biết lẫy, 8 tháng tuổi biết bò, 9 tháng tuổi biết hoan hô và 12 tháng tuổi biết đi
Vậy bố mẹ có thể giúp bé nhanh hình thành khả năng này nhé.
- Trước tiên, bố mẹ nên cho trẻ tập ngồi đã nhé. Bố mẹ có thể cho bé dựa lưng vào mình hay ghế tựa… để bé quen cảm giác thẳng lưng và cân bằng.
- Tiếp theo là tập bò cho bé. Bố mẹ có thể đặt bé ở đầu giường rồi lùi ra xa một đoạn để bé có thể bò về phía mình. Hoặc bố mẹ có thể đặt món đồ chơi con thích ở cự li gần rồi khuyến khích bé trườn bò đến lấy. Trường hợp mà bé không dùng sức lực để bò đi được, bố mẹ hãy đặt bé ở tư thế bò, rồi từ từ giữ chân bé chuyển động từng chút một để bé lấy được món đồ chơi yêu thích.
- Khi bắt đầu được 10 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tập đi, lúc này bé sẽ rất cần sự hỗ trợ của bố mẹ
Khi bé có dấu hiệu muốn tập đi, bố mẹ hãy dìu, nâng đỡ, bé đi từng bước một, nhưng đừng thúc đẩy hay kéo bé về phía mình như vậy rất dễ bị trật cổ tay. Hoặc gia đình mua xe tập đi cho bé cũng là một cách hợp lý.
Trong giai đoạn 6 – 12 tháng này, bố mẹ hạn chế bế bé (chỉ bế khi cần thiết). Bố mẹ nên để bé tự do ngồi, nằm chơi, nếu bế nhiều quá bé sẽ quen được bế bồng và không thích tập đi nữa.
2. Phát triển não bộ, bộc lộ cá tính và hình thành khả năng giao tiếp, quan sát
Sự phát triển não bộ gắn liền với sự phát triển của các giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.
- Bằng những bức tranh treo trong nhà, những hình ảnh trong chuyện cổ tích, bố mẹ có thể chỉ cho bé thấy những con vật, đồ vật thú vị.
- Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể gợi trí tò mò cho con bằng cách giấu đồ chơi đi và yêu cầu bé tìm hay tìm cùng bé cũng được. Qua các hành động này sẽ giúp trẻ thích khám phá nhiều điều hay thú vị ở môi trường xung quanh.
- Ở tuổi này, bé rất thích chơi trò ú òa với bố mẹ. Trò chơi này cũng là một cách giao tiếp với bé.
- Bố mẹ thường xuyên nói chuyện, trao đổi với bé về tất cả những vấn đề xung quanh, về tình cảm của bố mẹ với bé; Bố mẹ cần kể cho bé nghe một vài câu chuyện cổ tích, hát cho bé, cho bé nghe nhạc; dạy bé phát âm những âm đơn giản như bà, ba, mẹ,… Tất cả sẽ giúp bé nhanh biết nói hơn và nuôi dường một tâm hồn tuổi thơ đẹp, trong sáng
- Bố mẹ có thể múa, nhảy mẫu để bé bắt chước dần dần não bộ bé sẽ ghi nhớ được các động tác và chủ động làm theo.
- Khi được 10 tháng tuổi, bố mẹ hãy giúp bé phân biệt từng bộ phận: tay, chân, mắt, mũi, miệng…. cho bé sờ những đồ vật để tăng năng lưc cảm nhận như nước lạnh, sữa nóng.
- Lớn hơn nữa, bố me có thể cho bé chơi các trò chơi trí tuệ như xếp hình, gắn đồ vật vào vị trí,… để rèn luyện cho bé từ nhỏ nhé.
- 12 tháng tuổi là bé đã biết cầm nắm đồ vật rồi nên bố mẹ hãy mua giấy và bút cho bé thỏa sức sáng tạo.
>> Xem thêm: Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị chậm nói.
Kết Luận
Qua bài viết trên, UMIT đã chia sẽ 5 điều cần chú ý khi nuôi dạy trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi, các mẹ bỉm lần đầu sinh em bé có thể tham khảo và chăm sóc bé tốt hơn. Chúc các mẹ thành công nhé!