Giáo dục sớm được coi là một vấn đề nóng được đông đảo các phụ huynh quan tâm trong thời điểm ngày nay. Nắm được giai đoạn vàng của trẻ và biết đúng phương pháp để giáo dục thì trẻ sẽ được phát triển các khả năng như trí thông minh, tự lập, sáng tạo,… Montessori là một phương pháp nổi tiếng được rất nhiều cha mẹ biết tới trong các phương pháp giáo dục mới. Vì có nhiều sự khác biệt với phương pháp dạy con truyền thống của ông bà nên có nhiều cha mẹ hiểu lầm một số điều ở phương pháp đặc biệt này. Do đó, trong bài viết này, Umit sẽ đem đến các thông tin về những nguyên tắc không thể bỏ qua của phương pháp giáo dục Montessori.

6 nguyên tắc bất biến của phương pháp Montessori

1. Tổng quan về phương pháp Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục trẻ em được đặt cùng tên với người sáng lập, tiến sĩ người Ý Maria Montessori. Bà là nữ tiến sĩ y học đầu tiên của nước Ý, đồng thời bà cũng là tiến sĩ ngành tâm lý học, giáo dục học. Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ bằng các giáo cụ trực quan dùng trong các trường học. Nhưng phụ huynh vẫn có thể tham khảo và sử dụng tại nhà cho con. 

Mục đích của phương pháp là xây dựng nền tảng cơ bản cho trẻ ngay từ 2 đến 6 tuổi. Điểm đặc biệt nhất của phương pháp này đó là sự tôn trọng sự khác biệt của trẻ, tôn trọng cá tính riêng của trẻ, và phát triển tính tự lập ở mỗi đứa trẻ trên cơ sở của sự kỷ luật.

2. 6 nguyên tắc bất biến của phương pháp Montessori

2.1 Tôn trọng quyền tự do của trẻ

Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp là tôn trọng quyền tự do, không áp đặt trẻ. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều không giống nhau, dẫu là cặp sinh đôi cùng trứng thì về mặt tính cách, suy nghĩ và hành động đều có sự khác biệt. Cho nên phương pháp tập trung làm nổi bật điều này cho trẻ, để trẻ  được tự do phát triển, học theo ý mình.

Theo phương pháp truyền thống thì thường cha mẹ hay thầy cô thường có xu hướng bắt con làm theo điều mình muốn, ví dụ như muốn con ngoan ngoãn ngồi nghe giảng, hay muốn con luôn vâng lời cha mẹ, luôn có ý thức dọn nhà,… Tuy nhiên chính điều này dẫn tới rất nhiều hệ quả như mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn với thầy cô, và điều này sẽ kìm hãm sự phát triển tự nhiên của con. 

Áp dụng phương pháp Montessori thì khuyến khích bậc cha mẹ, thầy cô để các con tự do học tập, tự do khám phá, cha mẹ hay thầy cô chỉ cần đảm bảo con được an toàn. Từ đó trẻ sẽ có không gian riêng để tiếp thu kiến thức, học tự lập để kích thích trí tuệ, sự sáng tạo.  

2.2 Học đi đôi với hành

Tự lập là tính cách trẻ cần được học sớm

Học vốn chỉ là cách trẻ tiếp thu tiếp thu, biết thêm những cái mới mà chúng chưa biết. Nhưng để trẻ nhớ, biết làm, tăng hiệu quả học tập thì cần “hành” – thực hành. Thay vì cầm tay chỉ việc, hướng dẫn từ những bước đầu tiên cho con thì cha mẹ hãy làm mẫu cho con và để con tự mình làm lại. Nhiều cha mẹ thường không nỡ để con làm vì sợ con làm sai, hỏng quần áo, hỏng những thứ xung quanh,… và thường làm thay cho con luôn. Nhưng để con tự mình tư duy hoàn thành nhiệm vụ thì con mới tự rèn luyện khả năng quan sát, phán đoán và tư duy.

Phương pháp Montessori đặc biệt chú ý đến sự tự lập của trẻ bằng việc rèn luyện kỹ năng thực tế cho trẻ như: trẻ có thể tự mặc quần áo, tự đi dép bên trái bên phải, tự rót nước, tự biết cách gấp quần áo, để giày dép đúng chỗ,…Trẻ được học những điều này từ chính cha mẹ, thầy cô, những người theo sát trẻ nhất nên cha mẹ hãy là tấm gương để trẻ học các thói quen tốt, lối sống văn minh và tích cực nhất. Tất cả những điều này là nền tảng vững chắc cho tương lai của con.

2.3 Giáo viên, cha mẹ chỉ là người đồng hành

Ở phương pháp truyền thống, giáo viên được coi là trung tâm, cha mẹ thường có xu hướng tìm một người dạy giỏi và người đó chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển của các em. Người dạy sẽ dùng một phương pháp dạy, một bài học cho hàng chục em khác nhau trong lớp.

Giáo viên chỉ là người đồng hành

Nhưng ở Montessori thì khác, trẻ em được coi là trung tâm, giáo viên chỉ là người đồng hành mang vai trò hỗ trợ, hướng dẫn, định hướng cho con. Thông qua cách quan sát trẻ trong từng biểu cảm, hoạt động thì thầy cô sẽ định hướng học tập cho con phù hợp, mỗi đứa trẻ sẽ là một kiểu dạy khác nhau thay vì dùng chung một phương pháp. 

Phán xét con đúng, sai là điều tối kỵ trong phương pháp này. Không có chuyện sai hay đúng ở phương pháp giáo dục này cả, có phương pháp tư duy tưởng tượng sẽ phù hợp với trẻ thích vẽ, nhưng lại chưa thích hợp với trẻ thích học toán. Hãy để con hạnh phúc khi đến trường, khi học tập và phát triển theo mong muốn của mình.

2.4 Không có câu chuyện củ cà rốt và cây gậy 

“Củ cà rốt” – “Phần thưởng” hay “cây gậy” – “hình phạt” là cách giáo dục truyền thống thường thấy ở nhiều gia đình. Ban đầu thưởng hay phạt sẽ khá có hữu ích vì giúp con có tinh thần vươn lên nhưng theo thời gian, trẻ sẽ sinh ra tâm lý háo thắng, đố kỵ, hơn thua. Điều này không thực sự tốt cho trẻ, trẻ có thể bị lệch lạc trong khi phát triển tính cách. 

Ở Montessori không tồn tại hình thức này. Nếu trẻ làm sai bố mẹ sẽ an ủi, động viên ghi nhận sự cố gắng của con và sau đó sẽ giảng giải cho trẻ lỗi sai ở đâu và hướng dẫn trẻ đâu mới là đúng. Nếu trẻ đã làm đúng, sự khen ngợi và ghi nhận là điều cần thiết hơn là phần thưởng.  

2.5 Để trẻ được tập trung

Trẻ cũng giống như người lớn, đều có khoảng thời gian trẻ tự mình tư duy, suy nghĩ, phân tích một điều gì đó. Cho nên khi thấy trẻ đang ở trong trạng thái này, bố mẹ không nên can thiệp hay ngắt đứt mạch tập trung của con. 

Để trẻ được tập trung

2.6 Hòa mình với thiên nhiên

Vui chơi ngoài trời giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm, xã hội và thể chất. Khi được bao quanh bởi thiên nhiên, trẻ được tiếp xúc với nguồn năng lượng mới, tích cực và tự do hơn, điều này có thể kích thích tất cả các giác quan.

Để trẻ được tiếp xúc thiên nhiên nhiều hơn

Bố mẹ đừng ngại vì nắng, gió,…sợ con bị dị ứng hay mệt mà luôn bắt con chơi trong nhà. Các hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ có thêm đề kháng, có một sức khỏe tốt hơn để khám phá, học được rất nhiều điều thú vị. 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Cách ứng dụng phương pháp Montessori trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ

➤ Tìm hiểu về phương pháp Montessori

➤ So sánh phương pháp Montessori và Glenn Doman

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *