Tự kỷ được coi là một hội chứng rối loạn thần kinh đã xuất hiện từ khá lâu, nó trở thành mối quan tâm, lo ngại chung của toàn xã hội chứ không còn căn bệnh hiếm gặp nữa. Hội chứng này thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, chính điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng vì có nhiều biểu hiện của trẻ khiến cha mẹ không nhận ra. Vậy hội chứng tự kỷ này có thể chữa được không? Cha mẹ có thể tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bệnh tự kỷ ở trẻ có chữa được không?

1. Tự kỷ là gì?

Trước hết, cha mẹ cần hiểu đúng khái niệm về tự kỷ. Tự kỷ là một hội chứng rối loạn sự phát triển của trẻ có liên quan tới hệ thần kinh. Nó không phải là một căn bệnh như bao người vẫn hay lầm tưởng. 

Tự kỷ ở trẻ là gì

Khi mắc hội chứng này, các bé gặp vấn đề các kỹ năng giao tiếp xã hội như gương mặt không biểu cảm, không muốn nói chuyện, giao lưu với người xung quanh. Hành vi của trẻ tự kỷ bị hạn chế nhiều và thường xuyên có những hành động lặp đi lặp lại. 

Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu này trong hai năm đầu đời của con. Những “tín hiệu” này thường phát triển dần dần, đôi khi khiến cha mẹ hiểu nhầm con trầm tính, một số trẻ tự kỷ vẫn có những cột mốc phát triển bình thường nhưng sau đó thì giảm dần. Tỷ lệ bé mắc chứng tự kỷ ngày càng cao qua mỗi năm và các bé trai có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn gấp 4-6 lần các bé gái.

2. Nguyên nhân của tự kỷ

Hiện nay nguyên nhân sâu xa của hội chứng này chưa được tìm thấy hay có những bằng chứng cụ thể. Cũng có khá nhiều giả thuyết được đặt ra như đây là hội chứng do di truyền, môi trường tác động, giả thuyết trẻ bị tự kỷ vì vắc-xin được đưa ra nhưng đã bị bác bỏ… Nhưng các nhà khoa học và nghiên cứu nghi ngờ khá nhiều về cả hai lý do di truyền và môi trường là nguyên nhân chính khiến trẻ bị tự kỷ. 

Về di truyền thì có thể giải thích rằng trong quá trình hình thành gen của trẻ thì có sự phát triển thiếu hài hòa ở gen như khuyết một mã gen, thừa hoặc đảo ngược đều là những nhiễm sắc thể có sự liên quan tới tự kỷ.

Di truyền được cho là nguyên nhân của tự kỷ

Trong quá trình mang thai thì người mẹ tiếp xúc hoặc sống trong môi trường không lành mạnh như thuốc lá, bia rượu,… có ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi

3. Cách điều trị với trẻ tự kỷ

Đây có lẽ là câu hỏi mà các bậc cha mẹ đều đang nóng lòng muốn biết liệu trẻ tự kỷ có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Tự kỷ là một hội chứng rối loạn hệ thần kinh, không hẳn là bệnh nên hội chứng này không thể chữa khỏi được. Hội chứng sẽ tồn tại suốt cuộc đời trẻ và sẽ chỉ thay đổi về mức độ của hội chứng chứ chưa có cách điều trị hẳn.

Tuy nhiên trẻ tự kỷ có thể phát hiện sớm, được can thiệp sớm trước 2 tuổi thì sẽ có cơ hội được phát triển bình thường, được điều trị để phát triển các kỹ năng, khả năng tương  tác xã hội tốt hơn. Bé sẽ có nhiều cơ hội để hòa nhập cộng đồng và các dấu hiệu sẽ được giảm dần hơn là những bé phát hiện bệnh muộn hơn nữa. 

Bé có thể điều trị tốt được hay không còn phụ thuộc vào mức độ phổ tự kỷ mà trẻ mắc. Nếu bé bị tự kỷ nhẹ như chưa biết cách giao tiếp với mọi người, thích chơi một mình, có thể nói được nhưng chỉ có thể nhại lại mọi người,… thì cơ hội bé điều trị sẽ có thể thành công hơn. Đối với trẻ hơn 2 tuổi chưa biết nói hay không thể biểu hiện cảm xúc bên ngoài thì công tác điều trị, hỗ trợ sẽ nặng và mất nhiều thời gian hơn.

Sự tham gia của cha mẹ là một trong những yếu tố góp phần cải thiện hội chứng tự kỷ của trẻ. Sự chăm sóc, tình yêu thương và sự kiên nhẫn của cha mẹ có thể “chữa lành” được những khiếm khuyết mà trẻ mắc phải hơn là việc dùng thuốc. 

Kiên nhẫn cùng con

Do vậy, đầu tiên để điều trị bệnh tự kỷ thì cha mẹ và gia đình cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, mọi người cần có niềm tin hội chứng này có thể chữa khỏi được. Hành trình này là cả đời của trẻ cho nên cha mẹ cần cực kì kiên nhẫn, có sự hiểu biết và nền tảng kiến thức vững chắc để đồng hành cùng con. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con hơn như quan sát trẻ, cách trẻ hoạt động và tương tác với xung quanh hàng ngày, học cách chơi và bước vào “thế giới bên trong” của trẻ. Trang bị thêm kiến thức để có thể xử lý khi trẻ có biểu hiện bất thường. Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Kiểm tra lại chế độ ăn uống: Thực phẩm gây dị ứng và có gluten (gluten là một loại protein có thể tìm thấy ở một số loại ngũ cốc, lúa mì) sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh khiến trẻ có nguy cơ cao bị rối loạn hành vi và cảm xúc hơn. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế thực phẩm có gluten (lúa mì, lúa mạch và chế phẩm từ chúng; Các sản phẩm nhuộm màu) hoặc chọn loại đã qua chế biến loại bỏ gluten.

Hạn chế đồ ăn có gluten

– Môi trường phù hợp: Vì có những khiếm khuyết ở bộ não nên trẻ không thể xử lý chính xác những thông tin thu nhận được, nên trẻ tự kỷ có biểu hiện bất thường. Ví dụ, với trẻ tự kỷ có thính giác quá nhạy cảm do đó nếu ở môi trường có nhiều công trình, nhiều xe cộ qua lại hoặc chỗ đông người thì trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, thường la hét ầm ĩ. Vì vậy, bạn hãy tránh cho con tiếp xúc với những nơi ồn ào hoặc có những khu vực như đã kể trên.

– Khả năng tư duy hình ảnh: Trẻ tự kỷ thường có đặc điểm tư duy bằng hình ảnh rất tốt, trẻ có khả năng ghi nhớ nhanh và chính xác từng chi tiết của đồ vật hoặc sự vật khi học về nó. Đồng thời trẻ sẽ khó tiếp nhận hay tưởng tượng những điều quá trừu tượng. Do đó khi dạy con thì bạn nên liên kết những sự vật sự việc thành khái niệm có thể nhìn thấy, sờ hoặc tiếp xúc được để con có thể tiếp thu một cách nhanh nhất. 

Với mong muốn con được điều trị tốt hơn thì cha mẹ cũng nên đưa con tới trung tâm, bệnh viện khám định kỳ và thường xuyên trao đổi cùng bác sĩ. Tự kỷ không hẳn là lời nguyền dành cho gia đình, chỉ cần cha mẹ và bé không bỏ cuộc trong hành trình “đặc biệt” này thì cả những điều tốt lành sẽ tới với gia đình. Hy vọng qua bài viết này, bạn có nhiều góc nhìn về hội chứng này.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói

➤ Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái siêu nhanh

➤ Trẻ bướng bỉnh phải dạy thế nào

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *