Người Do Thái chiếm chưa đến 1% dân số thế giới, nhưng họ chiếm hơn 20% số người đoạt giải Nobel, 21% sinh viên Ivy League, 37% các đạo diễn đoạt giải Oscar. Có thể nói người Do Thái chiếm một số lượng không hề nhỏ trong tầng lớp tri thức cao của xã hội. Điều này khiến chúng ta phải tò mò khi người Do Thái được giáo dục như thế nào qua các thế hệ để có thể tạo và duy trì những thành tích đáng nể đó?
Không phải là chân dung của những người mẹ nghiêm khắc với con cái, có thể nói cách giáo dục của người Do Thái ảnh hưởng khá nhiều bởi đạo Do Thái – một tôn giáo rất chú trọng vào việc tự học và phát triển tư duy phản biện cho trẻ. Đây có thể coi là cách giáo dục “truyền thống” của người Do Thái, các bà mẹ hay người dạy đều khuyến khích con học nhưng phải trong đó con phải có sự thích thú, niềm đam mê và luôn tìm tòi học hỏi những điều mới. Các bố mẹ Do Thái luôn khuyến khích trẻ em lịch sự, tôn trọng khi ngồi lắng nghe trong lớp học, nhưng không bao giờ ngừng đặt câu hỏi và không bao giờ im lặng trước những điều mà trẻ cho là sai.
Cha mẹ hãy dành thời gian tham khảo những bí quyết cùa bà mẹ Do Thái nuôi con dưới đây nếu muốn nuôi con theo cách của người Do Thái nhé
1. Dạy con vượt khó
Một quan điểm khá “truyền thống” của các ông bố bà mẹ Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung thường đặt nặng về điểm số, sự thông minh của trẻ hay những các chỉ số IQ. Đây là điểm gây nhiều ý kiến trái chiều khi nuôi dạy con cái bởi có những trẻ sẽ mạnh về trí thông minh nhưng có trẻ thì chưa có nhiều điểm mạnh về IQ sẽ dễ bị phê bình và có những đáng giá không đúng đắn về trẻ. Khác với số động ấy, cha mẹ người Do Thái thì quan tâm nhiều hơn tới cách dạy con vượt khó. Bên cạnh những chỉ số như IQ, EQ thì AQ (chỉ số vượt khó) cũng là chỉ số quan trọng trong sự phát triển của con người. Chỉ số này sẽ phản ánh cách một người đối diện với thử thách, vượt qua như thế nào trong lúc khó khăn nhất. Chỉ số cũng sẽ nói lên sự sáng tạo, tinh thần và rất nhiều phẩm chất khác của trẻ.
Một đứa trẻ rất thông minh, hoạt bát và luôn nhận được lời khen ngợi của người lớn nhưng khi gặp khó khăn lại hoảng sợ và bỏ cuộc thì không phải điều mà người Do Thái muốn giáo dục cho chính đứa con của họ. Nghịch cảnh sẽ là thời điểm quyết định sự trưởng thành của con người. Giống như câu nói của ông cha ta ngày xưa: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” Không có áp lực đè nén liệu kim cương có được hình thành hay sẽ trở về là những viên than đen nhỏ và có ít giá trị hơn?
Ví dụ như khi con làm sai một điều gì đó trên trường, cha mẹ Do Thái sẽ chưa vội bênh vực con mà sẽ phân tích các vấn đề cho con hiểu lý do vì sao con bị phạt. Không đổ lỗi chính là điều mà trẻ cần học khi còn rất nhỏ. Tiếp đó, phụ huynh Do Thái khuyến khích con nhìn nhận đúng vấn đề, đối diện và tìm ra giải pháp cho những vấn đề đó. Họ không ngại đặt ra những thử thách cho con từ nhỏ và sẽ điều chỉnh từng mức độ để rèn luyện khả năng vượt khó của mình.
2. Dạy con đọc sách từ bé
Sách vốn được coi là tài sản vô giá của nhân loại, và đối với người Do Thái thì sách là một tài sản cực kì quý giá và còn được mệnh danh là dân tộc yêu sách nhất thế giới. Trong mỗi gia đình người Do Thái luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Và tủ sách ấy nhất định phải để ở vị trí đầu giường chứ không thể để ở cuối giường. Đây cũng là vị trí để trẻ nhỏ dễ nhìn ngay từ khi còn nằm trong nôi. Để giúp sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý. Họ luôn dạy con trân trọng sách và đọc sách từ khi rất nhỏ. Họ thường dùng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy con mình: nếu đọc mà không biết ứng dụng thì đó là kiến thức chết, không phải là trí tuệ.
Do vậy người Do Thái đọc rất nhiều sách từ bé, đa dạng chủ đề từ kinh tế, xã hội, văn hóa…để vừa trang bị nền tảng kiến thức vừa trang bị những lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tư duy phản biện.
3. Không ra lệnh, chỉ gợi ý
Đây là một cách dạy con điển hình của người Do Thái, với họ, mỗi người đều ngang nhau, gia đình là nơi mỗi thành viên hỗ trợ nhau chứ cha mẹ không phải là kẻ độc tài chỉ ra lệnh và bắt con hoàn toàn làm theo ý cha mẹ. Bố mẹ giống như người dẫn đường, hướng dẫn để cho con tự đưa ra quyết định theo mong muốn của mình. Bố mẹ cũng sẽ không bao giờ theo sát con liên tục, mà sẽ để trẻ tự do tự mình “bơi” trong khuôn khổ an toàn của riêng mình.
Hẳn có nhiều cha mẹ sẽ không muốn chọn cách giáo dục như này vì lo ngại con sẽ có những lựa chọn sai lầm dẫn tới thất bại. Nhưng sai lầm là điều cha mẹ Do Thái rất khuyến khích con nên có bởi có sai thì mới có sửa. Nếu con bị điểm thấp trên lớp, người Do Thái không phê bình hay so sánh con với bạn học giỏi hơn mà sẽ cùng con ngồi lại phân tích vấn đề và tìm phương pháp giải quyết. Trường học không phải là nơi duy nhất để con có thể học tập và hoàn thiện bản thân, sau khi ra trường con người vẫn phải phát triển bản thân thì rèn luyện sự độc lập, cách giải quyết vấn đề là nền tảng vững chắc đồng hành trong suốt hành trình cuộc đời.
4. Mọi nỗ lực đều xứng đáng được ghi nhận
Công nhận là việc bạn thừa nhận một việc làm hay hành động là đúng với sự thật, hoặc hợp lệ. Đây là điều hẳn ai cũng biết nhưng mọi người thường chỉ dành sự thừa nhận của mình cho đồng nghiệp, bạn bè hay cấp trên mà ít khi dành điều này cho con của mình. Cha mẹ Do Thái cho rằng bất kỳ thành tựu hay sự cố gắng nào của trẻ cũng xứng đáng được ghi nhận. Những dòng chữ ngoằn ngoèo, bức vẽ chưa hoàn thành cũng là những thứ mà người mẹ Do Thái rất tự hào để giới thiệu với mọi người.
Dạy con là một quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian, sự cố gắng và nỗ lực từ cả hai phía: cha mẹ và con cái. Bên cạnh những phương pháp dạy con nổi tiếng như của Nhật Bản, Mỹ hay Phần Lan thì những phương pháp dạy con của người Do Thái cũng là một nguồn đáng để các bậc phụ huynh tham khảo. Hy vọng bài viết của Umit đã giúp cha mẹ hiểu phần nào cách thức và tinh thần dạy con bản lĩnh, trí tuệ và sáng tạo.
Bài viết cùng chủ đề:
➤ Cách dạy con trai tự quản lý tài chính và tư duy về tiền bạc
➤ Mách cha mẹ 7 bí quyết nuôi dạy con kiểu Nhật
➤ Tổng hợp những cách dạy con hay của người Nhật theo từng độ tuổi