Đa phần chúng ta đều thấy rằng, các bé trai sẽ thường được giáo dục kỹ năng tư duy quản lý tài chính kỹ hơn các bé gái. Theo các chuyên gia tài chính, từ khi còn nhỏ, các bé trai đã có sự tò mò với tiền bạc thông qua hành vi hàng ngày của bố mẹ hơn bé gái. Chính vì điều này mà các phụ huynh thường có xu hướng quan tâm đến việc dạy con trai nhận biết và thực hiện tự quản lý tài chính và tư duy về tiền bạc giúp trẻ hiểu về giá trị của đồng tiền, cũng như có ý thức trân trọng tiết kiệm và tránh lãng phí tiền bạc.

Cách dạy con trai tự quản lí tài chính và tư duy về tiền bạc
Cách dạy con trai quản lý tiền bạc

Quản lý tiền bạc cá nhân hoàn toàn không thể thực hiện được trong một hai ngày mà là quá trình rèn luyện từ những bước đơn giản nhất. Lúc mới bắt đầu trẻ sẽ thường gặp khó khăn trong việc phải thực hiện các thao tác ghi chép các chi phí trong ngày và tổng kết cuối này. Chính vì thế, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ một cách khoa học và cẩn thận để hình thành thói quen cho trẻ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Anh, thói quen tài chính của con trẻ bắt đầu hình thành từ 6 tuổi đến 10 tuổi và nên nói chuyện với trẻ về vấn đề tài chính ít nhất một tuần một lần để giúp trẻ hiểu, ý thức được về tài chính. Đây là giai đoạn, bố mẹ nên có một số cách dạy con trai quản lý tài chính, tư duy về tiền bạc, chúng ta cùng tham khảo nhé!

1. Giáo dục trẻ bằng cách trả tiền khi làm việc nhà phụ giúp bố mẹ

Để trẻ hiểu về giá trị của tiền bạc, bố mẹ nên dạy con trẻ biết về vai trò của việc lao động trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những thói quen không tốt và cần từ bỏ của bố mẹ như việc cho tiền tiêu vặt trẻ con một cách tùy ý theo mong muốn của trẻ, chính vì thói quen này, dẫn đến trẻ con ỷ lại và không nhận thức được giá trị đồng tiền mà bố mẹ vất vả mới có được. Để khắc phục điều này, bố mẹ nên dạy con trẻ tự kiếm tiền bằng sức lao động của trẻ một cách chân chính.

Dạy con trai lao động chân chính
Dạy con trai lao động chân chính

Hiện nay, nhiều bố mẹ bị nhầm tưởng sai lệch về việc cho con trẻ làm việc nhà và nhận tiền. Bố mẹ nên phân loại công việc cho trẻ thành hai nhánh chính như sau: công việc thuộc về trách nhiệm cá nhân và công việc được trả lương cho trẻ. Nghĩa là những công việc nhà như dọn dẹp nhà của, dọn đồ chơi, dọn phòng,… là những công việc hàng ngày, chúng ta sẽ không được trả tiền khi thực hiện chúng trong tương lai. Thay vào đó, những công việc khác như làm vườn, trồng cây,… thì bố mẹ sẽ trả tiền cho trẻ. Những việc như vậy, sẽ giúp trẻ hình thành thói quen và tư duy rằng phải làm việc thật chăm chỉ mới được trả công xứng đáng.

Ngoài ra, bố mẹ đừng quá lo lắng về việc con trẻ tiêu tiền thiếu suy nghĩ trong lúc mới bắt đầu làm quen với việc này, bởi vì trẻ sẽ học được bài học chịu trách nhiệm với những quyết định của trẻ. 

2. Dạy trẻ phân biệt những thứ cần thiết và mong muốn

Bố mẹ nên dạy trẻ phân biệt rằng: thứ mình cần thì rất ít còn những thứ mình mong muốn thì rất nhiều. Vì thế, bố mẹ hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng, trẻ nên mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với mức thu chi của gia đình hiện có. Bên cạnh đó, những món đồ mà trẻ mong muốn thì cần quyết định một cách thật kỹ, bởi vì không phải lúc nào những thứ mình mong muốn cũng phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, bố mẹ tuyệt đối không được đáp ứng tất cả mọi thứ trẻ mong muốn và đòi hỏi kể cả khi kinh tế gia đình chúng ta ổn định và thoải mái, vì điều này sẽ khiến trẻ hình thành một thói quen xấu, ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.

Dạy con trai nhận biết cần và mong muốn
Dạy con trai nhận biết cần và mong muốn

Ví dụ như sắp đến năm học mới, bố mẹ cho trẻ đi nhà sách để chuẩn bị một số đồ dùng cho năm học mới. Trước khi đi, bố mẹ nên ngồi lại cùng trẻ để thống kê xem những vật dụng gì vẫn còn có thể sử dụng được, và những vật dụng gì cần được mua mới. Lúc này, trẻ sẽ nhận thức được mình cần những gì, trẻ ghi ra giấy tránh mua sót cũng như mua những vật dụng không cần thiết.

3. Khuyến khích trẻ tiết kiệm và dạy trẻ quản lý số tiền trẻ đang có

Trẻ em rất thích được khen ngợi mỗi khi trẻ làm được những điều tốt đẹp. Thế nên, bố mẹ nên động viên trẻ tiết kiệm và quản lý số tiền đó thật hợp lý. 

Ví dụ như bố mẹ chuẩn bị vài cái lọ thật dễ thương và nói với trẻ rằng hãy trích một phần tiền đang có như tiền lì xì, tiền thưởng mỗi khi lao động giúp bố mẹ,… bỏ vào mỗi lọ tùy vào mục đích trẻ mong muốn như mua đồ chơi, mua đồ dùng học tập,… sau này dùng số tiền này để làm những việc có ích, hoặc mua những đồ dùng cần thiết khi lớn. Hoặc đơn giản hơn, khi có một món đồ chơi mới mà trẻ thích, trẻ có thể sử dụng để mua chúng dưới sự cho phép của bố mẹ. Việc này giúp trẻ hoạch định được kỹ năng chia nhỏ tài chính để làm những việc có ích cho mình sau này.

Khuyến khích trẻ tiết kiệm
Khuyến khích trẻ tiết kiệm

4. Dạy trẻ học các hình phạt tài chính

Ngoài các khoản tiền tiết kiệm, bố mẹ nên dạy trẻ hiểu được có rất nhiều hình phạt tài chính xung quanh cuộc sống khi chúng ta làm sai. Bố mẹ giải thích cho trẻ hiểu, khi tham gia giao thông trên đường, nếu các trẻ nghịch ngợm làm ảnh hưởng khi bố mẹ đang điều khiển giao thông thì sẽ bị phạt hoặc khi chúng ta đến một nhà hàng ăn buffet, chỉ nên lấy đủ các loại thực phẩm mình ăn, không được lãng phí nếu không chúng ta vẫn sẽ bị phạt theo quy định của nhà hàng,… Sau mỗi lần vi phạm, bố mẹ lấy đi 1 phần tiền tiết kiệm của trẻ đồng thời giải thích rõ ràng lý do vì những hành vi của trẻ đã dẫn đến những việc đó, điều này sẽ dạy trẻ kỹ năng chịu trách nhiệm về những sai phạm của bản thân.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Singapore, Do Thái,… con trẻ được giáo dục về quản lý tài chính và tư duy tiền bạc rất sớm để hình thành thói quen tốt và có cách xử lý đúng đắn về cách tiêu tiền từ nhỏ để sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Khi được giáo dục sớm, khi lớn lên trẻ sẽ dễ dàng làm chủ được cuộc sống, không dựa dẫm vào bố mẹ đồng thời trẻ biết quý trọng sức lao động và sử dụng tiền đúng mục đích. Qua những chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng chia sẽ được với các bố mẹ những cách dạy trẻ tự quản lý tài chính và tư duy về tiền bạc. Chúc các bạn thành công!

Bài viết cùng chủ đề:

➤ 11 kỹ năng sống quan trọng cha mẹ nên dạy khi bé 5 tuổi

Thấu hiểu “con trẻ” nhờ công nghệ sinh trắc vân tay?

Dạy trẻ tự lập từ nhỏ như thế nào?

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *