Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản đắm chìm trong sự đổ nát và nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, thêm vào đó là sự thiệt hại nghiêm trọng của những đợt sóng thần, động đất,… Tuy nhiên ở hiện tại, quốc gia này lại được xem là đất nước với nền kinh tế, khoa học kỹ thuật hiện đại hàng đầu Châu Á. 

Người Nhật Bản họ thông minh, chăm chỉ và luôn biết học hỏi, sáng tạo những cái mới để vương lên và khẳng định vị thế của mình trên thế giới như ngày nay một phần không thể phủ nhận sự chú trọng đầu tư vào giáo dục,… Các phương pháp người Nhật con tự lập hiện nay được rất nhiều quốc gia học hỏi và áp dụng rất thành công.

1. Sống tự lập là gì?

Sống tự lập là cách sống có trách nhiệm với những công việc của mình thể hiện cách thể hiện sự độc lập. Bố mẹ nên dạy con cách tốt nhất để sống tự lập là không được trông chờ vào những người xung quanh và dạy trẻ tự bản thân phải thực hiện những điều mình muốn. 

Vậy khi nào thì có thể bắt đầu dạy trẻ tự lập? 

Tầm một tuổi rưỡi đến tầm 2 tuổi trở lên, đây là thời kỳ trẻ bắt đầu muốn tự lập từ việc tự đi giày, tự ăn…. Thay vì bố mẹ cố ngăn cản trẻ, thì nên để trẻ được tự làm những điều đơn giản và không gây nguy hiểm cho bản thân trẻ. Khi mới bắt đầu, có thể trẻ sẽ chưa có quá nhiều kỹ năng để thực hành những động tác tự lập, tuy nhiên những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ hiểu và nhận thức được những việc trẻ cần làm. Việc tự lập sẽ trẻ có nền tảng vững chắc cho những việc sau này.

Cách dạy con tự lập cực dễ của người Nhật
Cách dạy con tự lập cực dễ của người Nhật

2. Những lưu ý dành cho ba mẹ

2.1 Bố mẹ nên kiên nhẫn với trẻ

Khi trẻ mắc sai lầm hoặc không nghe lời bố mẹ, thay vì nóng tính, khó chịu với các trẻ, bố mẹ nên học cách kiềm chế bản thân lại, và giải thích cho trẻ hiểu đồng thời cũng có biện pháp xử phạt trẻ để trẻ hiểu rõ được nếu còn lặp lại sai lầm sẽ bị phạt như vậy.

Hoặc thường ở độ tuổi mới bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh, trẻ luôn có nhiều câu hỏi ngây ngô hoặc trẻ sẽ trò chuyện với bố mẹ nhiều lần cùng một vấn đề. Vì thế bố mẹ sẽ mất kiên nhẫn để trả lời tất cả câu hỏi của trẻ điều này dẫn để trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý hành vi của bố mẹ, về sau trẻ sẽ không còn muốn trò chuyện hoặc hỏi những câu hỏi xung quanh cuộc sống với bố mẹ nữa. 

Ở Nhật Bản, thay vì mất kiên nhẫn trả lời câu hỏi của trẻ, thì bố mẹ lại chọn cách giải thích nhiều lần cho trẻ một vấn đề mà trẻ nhắc đến. Vì theo quan điểm của người Nhật, trẻ em mất nhiều thời gian để hiểu rõ và thông thạo việc gì đó ít nhất là 3 tháng.

Bố mẹ nên kiên nhẫn với trẻ
Bố mẹ nên kiên nhẫn với trẻ

 

2.2 Bố mẹ dạy trẻ tự lập theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp

Như các bạn đã biết, trẻ em Nhật Bản được dạy cách tự lập từ rất sớm, chúng ta thường thấy trên đường phố, tại các siêu thị,… trẻ em tự xách đồ của bản thân. Tuy nhiên, bố mẹ Nhật cũng bắt đầu dạy trẻ từ những việc theo quy tắc dễ đến khó.

Ở Nhật Bản, trẻ em thường học theo lịch từ sáng đến chiều, nên bố mẹ cần chuẩn bị bữa ăn mang theo cho trẻ trong giờ nghỉ trưa và sau đó dọn dẹp chỗ ăn và phần ăn của mình là điều bình thường. Từ các việc đơn giản như dạy trẻ cách chuẩn bị quần áo đến trường, khi đến trường và về nhà thì phải tháo giày dép để đúng nơi quy định hoặc trẻ phải tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi,… Từ các việc đơn giản như vậy, bố mẹ tăng dần mức độ lên đến việc khuyến khích trẻ tự dọn dẹp phòng của mình hoặc giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà đơn giản. Những việc làm này, sẽ giúp trẻ dần lớn lên, hình thành tính tự lập và không phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều.

Dạy trẻ tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi
Dạy trẻ tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi

 

2.3 Dạy trẻ tự lập trong suy nghĩ

Để trẻ có một tinh thần mạnh mẽ, tự lập thì bố mẹ hãy dạy trẻ độc lập bắt đầu từ trong suy nghĩ của trẻ. Có rất nhiều vấn đề xoay quanh trẻ, thay vì bố mẹ giúp trẻ giải quyết mọi tình huống thì thay vào đó, hãy để trẻ học cách suy nghĩ, tự cảm nhận và giải quyết theo ý trẻ, dù đúng hay sai thì trẻ sẽ nhận được bài học và rút kinh nghiệm cho những việc tương tự.

Khi được người lớn hỏi ý kiến, trẻ sẽ cảm thấy bản thân đã lớn, được tôn trọng, trẻ sẽ suy nghĩ nghiêm túc hơn từ đó trở nên tự tin, mạnh dạn hơn và độc lập trước những thử thách trong tương lai.

2.4 Bố mẹ không phàn nàn kết quả của trẻ

Ở lứa tuổi mầm non của trẻ, bố mẹ nên nhận thức được là trẻ quan trọng ở quá trình chứ không quan tâm kết quả đạt được. Khi trẻ làm tốt công việc được giao thì luôn muốn nhận được những lời khen, bên cạnh đó, do trẻ mới bắt đầu học cách tự lập sẽ có phần trẻ chậm chạp, phạm lỗi, khi đó, thay vì khiển trách hoặc phàn nàn kết quả của trẻ, bố mẹ nên cùng trẻ tìm hiểu những lỗi sai sau đó bố mẹ khích lệ, động viên trẻ hoàn thành lại công việc đó. Đây cũng chính là quan điểm của những bố mẹ người Nhật dạy con tự lập, vì qua việc này trẻ học sẽ rút được bài học trên chính sai phạm của mình, từ đó trẻ sẽ có kinh nghiệm cho việc tự lập cho những lần tiếp theo. 

Nuôi dạy con trẻ trưởng thành và tự lập là một hành trình dài và song song giữa bố mẹ và trẻ và sẽ có đôi lúc hành trình ấy không đơn giản và không được như bố mẹ mong muốn. Tuy nhiên, dạy con tự lập khá hay và hữu ích và cần thực hiện sớm đối với trẻ để qua đó, bố mẹ có thể cân nhắc thêm một số phương pháp phù hợp để giáo dục với trẻ nhà mình. Trên đây là một số lưu ý tham khảo từ cách dạy con tự lập của người Nhật. Chúc bố mẹ thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ 11 kỹ năng sống quan trọng cha mẹ nên dạy khi bé 5 tuổi

➤ Thấu hiểu “con trẻ” nhờ công nghệ sinh trắc vân tay?

➤ Cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói siêu nhanh siêu dễ làm

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *