Làm thế nào để có được những định hướng đúng và chọn được nghề nghiệp thật sự phù hợp với mình luôn là vấn đề không có lời giải đáp chính xác. Phần lớn chúng ta đều sẽ thay đổi công việc ít nhất một lần hoặc nhiều hơn. Đối với các ngành nghề nói chung và ngành tài chính nói riêng có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực mang những tính chất công việc riêng. Trong bài viết này, UMIT sẽ chia sẻ cho bạn về các lĩnh vực của tài chính để có thể định hướng nghề nghiệp ngành tài chính thật đúng đắn. 

Cách định hướng nghề nghiệp cho ngành tài chính
Cách định hướng nghề nghiệp cho ngành tài chính

Ngành tài chính bao gồm những lĩnh vực gì? 

Định hướng nghề nghiệp ngành tài chính có rất nhiều chuyên ngành hay lĩnh vực nhỏ. Mỗi lĩnh vực đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau cũng như có những tính chất đặc trưng riêng biệt. Sau đây hãy cùng điểm qua những lĩnh vực phổ biến với sinh viên cũng như được người lao động quan tâm.

>> Xem thêm: [Bật mí] TOP nghề nghiệp có thu nhập khủng nhất hiện nay (umit.vn)

1. Ngân hàng thương mại 

Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp các khoản vay, tài khoản ký quỹ hoặc các dịch vụ quản lý tiền mặt cho các khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và có mặt ở hầu hết các địa phương. 

Những hoạt động trong các ngân hàng thương mại diễn ra ngày càng nhiều và có những sự thay đổi nhất định. Những nhân sự thuộc lĩnh vực ngân hàng thương mại dành phần lớn thời gian tiếp xúc với khách hàng tại ngân hàng hoặc bên ngoài ngân hàng. 

Nếu các hướng đi của sinh viên tài chính thì lĩnh vực ngân hàng thương mại sẽ là một lựa chọn tốt. Do khối lượng công việc lớn và có nhiều ngân hàng thương mại ở khắp mọi nơi nên đây là một công việc có thể làm lâu dài. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội thăng tiến lên những chức vụ cao hơn như quản lý với một mức thu nhập dẫn cùng nhiều đãi ngộ. 

Cách định hướng nghề nghiệp cho ngành tài chính trong ngân hàng
Cách định hướng nghề nghiệp cho ngành tài chính trong ngân hàng

2. Ngân hàng bán lẻ 

Một nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ có nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng cá nhân những vấn đề về tài chính bao gồm các khoản vay mua nhà và ô tô, tài khoản ký gửi, tiết kiệm, bảo hiểm và các khoản đầu tư. Những công việc này diễn ra hằng ngày tại những chi nhánh ngân hàng thông qua việc làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc thông qua điện thoại. 

Đây cũng là lĩnh vực thuộc ngành có mức lương khá hấp dẫn. Mức lương khởi điểm cho những nhân viên chưa có kinh nghiệm có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng. 

3. Tài chính doanh nghiệp 

Nếu bạn là người làm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, bạn sẽ có nhiệm vụ quản lý các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì công việc càng có tính chuyên môn hóa cao. 

Do sự phát triển kinh tế nên nhu cầu về tài chính cũng như các hoạt động về các khía cạnh tài chính của các doanh nghiệp ngày càng diễn ra sôi nổi. Các vị trí nổi bật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp có thể kể đến như phân tích tài chính, phân tích doanh nghiệp hay kiểm toán. 

Không chỉ vậy, những vị trí về tài chính là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp vừa cần khoảng một trăm nhân viên đảm nhiệm các nhiệm vụ các nhau liên quan đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Vậy nên nhu cầu sử dụng nhân lực lĩnh vực này rất lớn và là một cơ hội tốt đối với những bạn sinh viên tài chính. 

Lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lĩnh vực tài chính doanh nghiệp 

4. Ngân hàng đầu tư 

Đối với lĩnh vực ngân hàng đầu tư, công việc thường được chia làm ba mảng chính bao gồm nghiên cứu, giao dịch và sale. Mảng nghiên cứu đảm nhận nhiệm vụ phân tích các cổ phiếu và trái phiếu cũng như nghiên cứu các công cụ tài chính. Mảng giao dịch giúp tạo lập thị trường và mảng sale tham gia vào các hoạt động bán dịch vụ hay các công cụ tài chính mới được tạo lập. 

5. Quản lý đầu tư 

Công việc của lĩnh vực quản lý đầu tư là kêu gọi, thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư và mục tiêu là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Lĩnh vực này cũng được chia thành nhiều mảng nhỏ như sale, quản lý quỹ hay dịch vụ tư vấn cho khách hàng. 

Công việc cho các hướng đi của sinh viên tài chính

Sau khi biết được những lĩnh vực trong ngành tài chính cũng như một số vị trí liên quan thì việc tìm hiểu xem những công việc nào đang là tâm điểm chú ý hiện nay cũng là một bước quan trọng trong định hướng nghề nghiệp ngành tài chính. Hãy cùng điểm qua một số công việc tài chính là mục tiêu của nhiều bạn sinh viên cũng như người lao động hiện nay. 

1. Chuyên gia phân tích tài chính 

Chuyên gia phân tích tài chính có thể được xem như một nhân sự cấp cao và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để trở thành một nhà phân tích giỏi bạn cần nắm vững các kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tiễn của các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, có kiến thức sâu rộng về hệ thống tài chính.

Bên cạnh đó cũng cần có nhiều kinh nghiệm liên quan đến các mảng như đầu tư, phân tích kinh doanh, hiểu rõ hệ thống pháp luật về những vấn đề liên quan cũng như sở hữu một số kỹ năng như sử dụng phần mềm, ngoại ngữ,… 

Mặc dù đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp những nghề này vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Thế nên nhu cầu tuyển dụng hằng năm là rất lớn. Không chỉ vậy, đây cũng là công việc có mức lương hấp dẫn hàng đầu trong lĩnh vực tài chính: 12 – 50 triệu/ tháng dựa vào năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng có thể tăng cường khả năng ngoại ngữ để xin việc tại những tập đoàn nước ngoài hoặc ra nước ngoài làm việc với mức lương vài nghìn đô mỗi tháng.

Chuyên gia phân tích tài chính 
Chuyên gia phân tích tài chính 

2. Môi giới chứng khoán 

Thị trường chứng khoán trong và ngoài nước luôn có những biến đổi khó lường và đây luôn là chủ đề “hot” trong ngành tài chính. Vậy nên các hướng đi của sinh viên tài chính là đến mục tiêu trở thành một nhà môi giới chứng khoán là điều vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm phong phú để có thể thực hiện tốt nên các bạn sinh viên cần chăm chỉ rèn luyện và tăng cường va chạm thực tế để thực hiện được mục tiêu của mình. 

Tương tự như vị trí phân tích tài chính, nguồn nhân lực cho vị trí môi giới chứng khoán vẫn còn khá khan hiếm. Thế nên các doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn cho vị trí này mỗi năm.

Bên cạnh đó, mức lương của một nhân viên môi giới thường không cố định ở một con số mà thay đổi theo từng tháng do phần lương được chia làm hai phần bao gồm lương cố định từ 5 – 12 triệu/ tháng và hoa hồng dựa trên doanh thu. Đối với những vị trí cao hơn như trưởng phòng, mức lương bao gồm lương cố định từ 15-30 triệu/tháng và được hưởng thêm phần trăm doanh số môi giới của cả phòng.

>> Xem thêm: [Bật Mí] TOP 6+ Những Ngành Học Lương Cao Nhất Hiện Nay (umit.vn)

3. Giao dịch viên chứng khoán 

Một nhân viên giao dịch chứng khoán thường làm việc với những nhà đầu tư lớn và có nhiệm vụ tìm ra những rủi ro hay sự biến đổi trong mỗi phiên giao dịch nhằm giảm rủi ro xuống mức thấp nhất và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Công việc này đòi hỏi sự tinh tế, nhạy bén, tỉ mỉ và cẩn thận. Bên cạnh đó, do mục tiêu hướng đến là lợi nhuận cho khách hàng là những nhà đầu tư lớn nên áp lực công việc cũng vô cùng lớn.

Mặc dù mỗi năm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng giao dịch viên chứng khoán rất lớn nhưng mức lương cố định chỉ nằm ở mức từ 5 – 10 triệu/tháng tùy vào quy mô doanh nghiệp cũng như trình độ nhân viên.

Tuy nhiên, mỗi giao dịch viên sẽ được hưởng thêm mức phân chia hoa hồng cũng như tiền thưởng. Vậy nên mặc dù lương cố định không cao nhưng mỗi tháng một giao dịch viên chứng khoán vẫn có thể hưởng mức lương lên đến 8 – 15 triệu/tháng. Nếu làm việc lâu năm, mức lương có thể lên đến 20 – 30 triệu/tháng tùy vào năng lực của bản thân.

Giao dịch viên chứng khoán 
Giao dịch viên chứng khoán 

4. Quản lý tài chính 

Đây là vị trí đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, nghiên cứu chuyên sâu, phẩm chức đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm trong ngành tối thiểu 3-4 năm. 

Do nền kinh tế đang dần có dấu hiệu phục hồi nên nhu cầu tuyển dụng ngành tài chính nói chung và vị trí quản lý nói riêng là rất cao. Bên cạnh đó, dù mỗi năm số lượng tân sinh viên và người lao động trong ngành lên đến hàng trăm nghìn nhưng do không đạt đủ tiêu chí nên nhiều doanh nghiệp vẫn phải thuê những chuyên gia từ nước ngoài. Thế nên nếu bạn là người nhạy bén, có năng lực, kinh nghiệm trong ngành và luôn hăng say học hỏi thì cơ hội làm việc ở những tập đoàn lớn trong nước luôn rộng mở.

Ngoài ra, mức lương cho ngành này cũng khá hấp dẫn, lên đến 30 – 70 triệu/tháng tùy vào quy mô doanh nghiệp cũng như năng lực của ứng viên. 

5. Kế toán 

Các nguồn nhân sự kế toán tài năng, có năng lực thật sự luôn là điều mỗi doanh nghiệp tìm kiếm. Do tính chất công việc và tầm quan trọng của vị trí này nên các bài kiểm tra hay thi chứng chỉ thường rất khó khăn. 

Do nhu cầu xử lý các vấn đề tài chính của các doanh nghiệp không ngừng tăng cao nên tỷ lệ tăng trưởng của vị trí kế toán lên đến 10%, cao hơn mức trung bình của rất nhiều công việc khác trong ngành tài chính.

Đối với những sinh viên mới ra trường, mức lương cho vị trí kế toán có thể dao động từ 6 – 10 triệu/tháng. Nếu sở hữu 2 – 3 năm kinh nghiệm, mức lương có thể nâng lên từ 12 – 18 triệu/tháng. Bên cạnh đó, nếu bạn là nhân viên có năng lực sẽ có cơ hội thăng tiến cao và mức lương có thể lên đến 30 triệu/tháng. Không chỉ vậy, nếu thông thạo ngoại ngữ và sở hữu các chứng chỉ kế toán quốc tế, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thuê bạn với mức lương khởi điểm 40 – 50 triệu/tháng.

Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán

6. Đại diện nhà tài trợ 

Đây là người trực tiếp đại diện cho các nhà đầu tư hay các nhà tài trợ. Trong mỗi dự án, nếu không có chữ ký của người đại diện thì sự đồng ý của nhà đầu tư hay nhà tài trợ cũng không được chấp thuận. Để trở thành người đại diện, bạn phải trải qua nhiều vòng kiểm tra và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe. Có lẽ vì thế mà công việc này có mức lương vô cùng cạnh tranh, từ 10 – 20 triệu/tháng, mức lương cao nhất có thể lên đến 50 triệu/tháng. 

Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng vị trí người đại diện nhưng số lượng lại rất ít và có nhiều yêu cầu hà khắc nên để có thể sở hữu công việc này là một thử thách lớn đối với nhiều người.

7. Phân tích đánh giá bất động sản 

Giao dịch hay đầu tư bất động sản vẫn luôn là chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để có thể giảm thiểu chi phí giao dịch và tăng lợi nhuận thì mỗi doanh nghiệp đều cần một chuyên gia phân tích đánh giá bất động sản giỏi.

Nhờ sự phát triển không ngừng của thị trường bất động sản tại nước ta nên rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng những chuyên viên phân tích và đánh giá bất động sản. Nếu bạn là một ứng viên với nhiều kỹ năng liên quan, khả năng ngoại ngữ tốt và am hiểu về những vấn đề liên quan, mức lương khởi điểm có thể lên đến 15-30 triệu/tháng tùy vào năng lực cũng như quy mô của doanh nghiệp. 

Nhìn chung, tiềm năng phát triển của lĩnh vực tài chính ngày càng tăng do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta, các vị trí trong lĩnh vực tài chính cũng ngày càng có nhu cầu tuyển dụng cao hơn. Tuy nhiên, trong số những ngành nói trên, công việc chuyên gia phân tích tài chính và môi giới chứng khoán có lẽ là hai cái tên có tiềm năng nhất trong 5 năm tới.

Do nhiều người vẫn còn mơ hồ về công việc này và nguồn nhân lực trong nước không lớn nên nếu bạn có đam mê với hai trị trí trên, có tinh thần học hỏi và sở hữu nhiều kỹ năng cùng đầu óc nhạy bén thì cơ hội phát triển là vô cùng lớn.

Phân tích đánh giá bất động sản 
Phân tích đánh giá bất động sản 

Cần lưu ý những gì khi theo học ngành tài chính 

Bước cuối cùng trong khâu định hướng nghề nghiệp ngành tài chính cho những bạn sinh viên hay người lao động chính là những điều cần lưu ý, những lời khuyên và các kỹ năng cần thiết nếu muốn thành công trong ngành này. 

>> Xem thêm: [Bật mí] Làm nghề gì lương cao không cần bằng cấp (umit.vn)

1. Khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt

Do tính chất công việc phải làm việc nhiều với những con số, thực hiện nhiều giao dịch, nghiên cứu hay các khâu quản lý phức tạp nên người làm trong ngành tài chính cần phải có khả năng tính toán cũng như tư duy tốt để hoàn thành công việc thuận lợi và sắp xếp mọi thứ ổn thỏa hơn. 

Khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt
Khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt

2. Trung thực và cẩn trọng 

Nhân viên tài chính đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua những cuộc giao dịch với số tiền lớn. Thế nên nhằm tạo lòng tin cho khách hàng cũng như hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, nhân viên tài chính cần đặc biệt trung thực trong công việc và thận trọng với mỗi quyết định của mình. 

3. Thông thạo ngoại ngữ và kỹ năng tin học 

Để có thể giải quyết công việc thuận lợi, kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học vô cùng cần thiết. Chúng giúp bạn sắp xếp dữ liệu, tính toán hay xử lý công việc nhanh hơn. 

Bên cạnh đó, nhằm phát triển và mở rộng thị trường, kỹ năng ngoại ngữ là điều không thể thiếu. Đây chính là chìa khóa giúp bạn thực hiện những cuộc giao dịch quốc tế cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài.

Thông thạo ngoại ngữ và kỹ năng tin học
Thông thạo ngoại ngữ và kỹ năng tin học

4. Chịu áp lực và kỹ năng quản lý thời gian

Như đã nói, khi làm việc trong ngành tài chính bạn phải thường xuyên làm việc với những con số, thực hiện giao dịch với một số tài khủng và đối mặt với sự ủy thác của khách hàng với nhiệm vụ mang lợi lợi nhuận nên áp lực là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, khối lượng công việc chất đống mỗi ngày cũng có thể dễ dàng khiến bất kỳ ai bỏ cuộc ngay lập tức. Vậy nên hãy tập cho mình tính kiên nhẫn, kỹ năng sắp xếp thứ tự công việc cũng như một tinh thần thép để đối diện với nhiều thử thách mỗi ngày. 

5. Luôn học hỏi, sáng tạo và năng động

Không chỉ đối với ngành tài chính và đối với bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi những yếu tố này. Chỉ khi bạn không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân, luôn sáng tạo và tìm ra lối đi mới phù hợp thì cánh cửa thành công mới rộng mở dành cho bạn. 

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã phần nào hiểu hơn về định hướng nghề nghiệp ngành tài chính. Nhờ sự phát triển kinh tế cũng như các sàn giao dịch mà ngành tài chính ngày càng có tiềm năng và nhu cầu tìm kiếm nhân lực tài năng cũng ngày một tăng cao. Tuy nhiên, đối với mỗi công việc đều đòi hỏi những kỹ năng riêng biệt cũng như sự chăm chỉ và áp lực công việc lớn. Vậy nên dù bạn đang tìm kiếm vị trí nào thì cũng đều nên chịu khó, chăm chỉ học hỏi và trau dồi bản thân mỗi ngày để tiến gần hơn với mục tiêu của mình. 

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *