Con người thường có xu hướng chán ghét bản thân hơn là tự yêu lấy chính mình. Chúng ta lại không biết rằng những suy nghĩ hay hành động thể hiện sự yêu ghét ấy đều dễ dàng thể hiện ra ngoài cũng như thói quen hàng ngày. Từ những suy nghĩ xỉ vả bản thân tới những thói quen như hay phiền muộn, lo lắng,.. Nhưng dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, bạn cần phải nhận diện biểu hiện của cơ thể khi phản ứng với vài góc “không được dễ nuốt cho lắm” để có thể tiết chế và học cách giải quyết chúng vì một cuộc sống lạc quan và tốt đẹp hơn.

1. Lý do nào dẫn tới sự căm ghét bản thân?

Sự căm ghét bản thân phát triển theo thời gian, từ khi bạn có nhận thức về thế giới xung quanh. Nó thường được kích hoạt bởi nhiều yếu tố: ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, chấn thương tâm lý trong quá khứ, sự so sánh trong xã hội, kỳ vọng quá cao,.. 

Lý do nào dẫn tới sự căm ghét bản thân

1.1 Tổn thương

Một trong những lý do khiến nhiều người có xu hướng “tự ghét chính mình” là khi họ ở trong thế “bị động” phải trải qua những ký ức đau thương hoặc đổ vỡ tình cảm trong quá khứ. Những trải nghiệm này thường là bị phản bội, bị bỏ rơi, bị lạm dụng về mặt tình dục, gia đình có biến cố,…

Khi trẻ gặp chấn thương, chúng bắt đầu coi thế giới là nơi không an toàn và những người xung quanh là người nguy hiểm. Với nhiều yếu tố tác động thì họ “nhận” mọi sự đau khổ về bản thân họ, và tự huyễn ra một câu chuyện rằng họ không không có giá trị và không đáng được yêu. Nếu bạn để ý thì “mô típ” này thường được các nhà biên kịch và đạo diễn chế tác thành phim để miêu tả diễn biến tâm lý con người thay đổi từ khi bị tổn thương trong quá khứ biến nhân vật thành con người khác hoàn toàn và cách họ tìm lại chính mình. Bên cạnh đó, môi trường cũng là yếu tố không thể không nhắc tới. Ví dụ nếu như từ nhỏ trẻ thường bị bố mẹ trách mắng, nói những điều không hay thì những sự phê bình ấy sớm trở thành một phần quá quen thuộc đối với việc tự chỉ trích bản thân của họ.

1.2 Kỳ vọng sai

Con người thường đặt nhiều kỳ vọng vào sự nỗ lực của bản thân hoặc kỳ vọng vào mối quan hệ bên ngoài. Chẳng hạn như với học sinh sinh viên, các bậc phụ huynh có thể sự mong đợi của họ lớn như thế nào ở kết quả học tập, họ kỳ vọng kết quả bài thi cao tới mức mà không thể thực hiện hóa. Hệ quả của những kỳ vọng phi lý thường khiến chúng ta hụt hẫng, cảm thấy thất bại.

Trong những khoảnh khắc này, những chỉ trích nội tâm bên trong xuất hiện hàng loạt và liên tục dấy lên cảm giác xấu hổ, tủi nhục và nhắc nhở về sự thất bại và bất lực. Khi tinh thần không vững thì dù  lý trí nói rằng những kỳ vọng trên thật phi lý, thì những “nhà phê bình nội tâm” vẫn tiếp tục đưa ra những lời chán ghét bản thân. Có lẽ đây cũng là lý do khiến những kỳ thi đại học ở Hàn Quốc hay Trung Quốc thường rất khắc nghiệt và có không ít các em học sinh khi nhận điểm thi khác xa với kỳ vọng thì hoàn toàn suy sụp, tuyệt vọng về bản thân và dẫn tới những kết cục đáng tiếc. 

1.3 Cố gắng làm hài lòng người khác

Khi muốn mở rộng mối quan hệ thì theo thời gian, chúng ta có thể đã học được rằng việc đáp ứng kỳ vọng của người khác sẽ có lợi cho chúng ta sau này. Hoặc chúng ta đơn giản muốn làm hài lòng người khác để họ không làm phiền chúng ta. Điều này thể hiện rõ nhất ở các nàng dâu, khi họ về nhà chồng, những cô gái thường được “dạy” không được làm phật lòng họ hàng, nếu không thì không xứng đáng làm con dâu nhà này!!! Những suy nghĩ cổ hủ này vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” dễ dàng làm tổn thương tinh thần của các cô gái khi họ bị “ép” làm dâu trăm họ. 

Tuy nhiên, một số người cảm thấy tổn thương khi họ không thể đáp ứng nhu cầu của người khác hoặc làm ai đó thất vọng. Những lời căm ghét bản thân nói rằng khi chúng ta không đáp ứng được kỳ vọng của người khác, chúng ta không xứng đáng được người khác yêu mến hoặc kính trọng.

1.4 Chủ nghĩa hoàn hảo

Một người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường không cho phép bản thân có sai sót. Họ mong đợi sự hoàn hảo mọi lúc và trong mọi tình huống. Nên nếu một điều không hay xảy tới, họ rất dễ rơi vào trạng thái xấu hổ, bối rối, phán xét chính bản thân vì đã để lộ sai lầm hoặc điểm yếu trước mặt người khác. 

 

2. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn chán ghét bản thân, không còn yêu chính mình

2.1 Đổ lỗi cho bản thân trong mọi chuyện

Biết nhận lỗi và trách nhiệm là điều đáng quý của con người nhưng không phải thời điểm nào đó cũng là lỗi của bạn. Chẳng hạn như nỗ lực, chăm chỉ học tập cho kỳ thi công chức nhưng bạn không đỗ kỳ thi sau hàng tháng trời. Điều này không có nghĩa là mọi thất bại đều do lỗi của bạn. Trong cuộc sống, sẽ có những thứ xảy ra không như mong đợi hoặc có những thứ xảy ra do sai lầm của người khác hoặc thời điểm đó chưa thích hợp dành cho bạn. 

Dừng đổ lỗi cho bản thân trong mọi chuyện

 

2.2 Tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác

Đây là nhu cầu hết sức bình thường của con người khi mưu cầu sự công nhận từ người khác nhưng nó cũng là biểu hiện chứng tỏ bạn chán nản bản thân. Khi cảm giác căm ghét bản thân tồn tại, bạn dường như đánh mất sự tự tin về khả năng của mình. Thay vào đó, bạn trông đợi vào sự đánh giá của người khác để biết xem quyết định và hành động đang đúng hay sai. Bạn có thể chưa ý thức được nhưng điều này sẽ làm hạ thấp lòng tự trọng của chính bạn.

2.3 Luôn có cảm giác thất bại

Luôn có cảm giác thất bại

Người chán ghét bản thân thường mang tâm lý họ làm việc gì cũng không hiệu quả, và không có cách nào cứu vãn được tình huống này cả. Họ vốn sinh ra là sự thất bại. Bên trong họ luôn thường trực nỗi sợ thất bại hoặc không thích sự mới mẻ. Trong cuộc họp nếu như mọi người đang bàn về phương án mới, kế hoạch cần thử nghiệm thì trong họ sẽ thu mình lại trong vỏ ốc, không dám chấp nhận mạo hiểm, sợ sai và sợ bị chỉ trích.

2.4 Không chấp nhận lời khen từ người khác

Nếu bạn đang nghĩ đó là sự khiêm tốn thì hoàn toàn sai lầm. Cảm thấy rất bối rối và khó chấp nhận lời khen từ người khác cũng là biểu hiện cho thấy bạn chán ghét bản thân. Điều này xuất phát từ suy nghĩ bạn không có điểm nào tốt, không tự tin vào chính mình và bạn bắt đầu cho rằng mọi người đang cố an ủi hoặc làm bạn vui vì những câu khen đó. Thậm chí, ngay cả bạn cực kỳ xứng đáng được khen ngợi, bạn vẫn nghĩ người khác đang lừa dối mình và bản thân không đủ điều kiện để nhận.  

 

3. Yêu bản thân: Sự thật đằng sau từ thông dụng này

Mọi người có xu hướng nói về bản thân rất nhiều trên các mạng xã hội.

Đó là một loại từ thông dụng được đăng trên Facebook, hay những cái hastag trên Instragram. Nhưng không ai thực sự giải thích được yêu bản thân là gì.

Đó có thể là lý do tại sao quan điểm văn hóa của chúng ta về tình yêu thương bản thân mình có chút sai lệch và mâu thuẫn. Vậy nên chúng ta hãy lùi lại 1 bước và cố gắng hiểu lòng tự yêu bản thân thực sự là gì.

Nghĩ về cách bạn đối xử với bạn bè và yêu mọi người:

Nói một cách ngắn gọn, yêu bản thân mình là khi bạn đối xử với chính mình như đối xử với người bạn thân nhất của bạn. “Yêu bản thân” là trạng thái đánh giá cao bản thân. Nó bắt nguồn từ những hành động hỗ trợ sự phát triển về thể chất, tâm lý và thậm chí là tinh thần của chúng ta.

Điều đó có nghĩa rằng chấp nhận bản thân hoàn toàn. Coi trọng hạnh phúc của chính bạn. Chúng ta có thể nghĩ về tình yêu bản thân bao gồm 2 phần. Tự chăm sóc bản thân và lòng trắc ẩn.

4. 6 cách giúp truyền động lực và yêu lại chính mình

Sống với lòng căm ghét bản thân là điều nặng nề, mệt mỏi và cô độc. Nhưng bạn hoàn toàn có thể xoa dịu những cơn “bão lòng”, làm giảm sự tiêu cực và bắt đầu những suy nghĩ tích cực hơn bằng một số cách sau đây. 

4.1 Liệt kê điểm mạnh của bạn

Hãy bắt đầu bằng cách “chỉnh sửa” lại những cách nhìn của bạn về chính mình. Liệt kê những điểm mạnh, ưu điểm hoặc những điểm bạn thấy mình có mà người khác không có để lấy lại sự tự tin bên trong. Đây được coi là “điểm tựa” cho bạn và bước đầu tiên để bạn học cách yêu những gì mình có. 

Liệt kê điểm mạnh của bạn


Nếu bạn thấy khó xác định thì bạn có thể nhờ người khác giúp đỡ. Hầu như chúng ta luôn dễ dàng nhận ra điểm mạnh của người khác hơn là của chính mình. Hoặc nếu bạn muốn tìm một niềm tin chính xác hơn, một số bài trắc nghiệm tính cách bản thân là một lựa chọn đúng đắn. Bạn có thể tìm hiểu bài trắc nghiệm MBTI, SWOT hoặc làm Sinh Trắc Vân Tay để hiểu rõ về chính mình 1 cách chính xác hơn.

4.2 Xây dựng lòng trắc ẩn

Lòng từ trắc ẩn đối với bản thân không khác với lòng trắc ẩn đối với người khác.

Sự thật là, lòng trắc ẩn đối với người khác có thể cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi vì điều đó đã được nhiều người trong chúng ta biết đến khi lớn lên. Tuy nhiên, chúng tôi không thực sự được dạy để hướng lòng trắc ẩn đó về phía bản thân. Lòng trắc ẩn trông như thế nào?

Dưới đây là một vài ví dụ để cung cấp cho bạn ý tưởng:

–  Nói chuyện với bản thân và về bản thân một cách tích cực và yêu thương.

–  Không cho phép người khác lợi dụng hoặc lạm dụng bạn.

–  Ưu tiên sức khỏe, nhu cầu và hạnh phúc tổng thể của bạn.

–  Tha thứ cho bản thân khi bạn làm rối tung lên.

–  Từ bỏ sự tức giận hoặc mối hận thù đang kìm hãm bạn.

–  Đặt ra những kỳ vọng và ranh giới thực tế cho bản thân.

–  Nhận ra điểm mạnh, cảm xúc và sự tiến bộ của bản thân.

Lòng trắc ẩn là giúp bản thân thoát khỏi điều gì? Là sự tự đánh giá bản thân, kỳ vọng cao, oán giận và những điều tiêu cực khác cản trở bạn phát triển và hạnh phúc.

Đó là về việc trở thành người bạn tốt nhất của chính bạn.

Cảm xúc tích cực đối với bản thân là một phần quan trọng trong việc yêu thương bản thân.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải luôn cảm thấy tích cực về bản thân. Sẽ là quá viển vông nếu nghĩ rằng lòng trắc ẩn có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ thất vọng hay tức giận với bản thân. Tuy nhiên, lòng trắc ẩn cho phép bạn tha thứ cho bản thân và bước tiếp bất cứ khi nào bạn vấp ngã. Đó là về xây dựng khả năng phục hồi để dẫn đến tăng trưởng lâu dài.

Những người mắc kẹt với việc tự làm đau chính mình bằng những lời chỉ trích thường có rất ít hoặc không có lòng vị tha đối với bản thân. Thực tế, vị tha với bản thân không có gì khác khi bạn vị tha với người khác. Có lòng trắc ẩn hay từ bi với người khác là khi bạn sẵn sàng và thấu hiểu nỗi đau của họ thay vì buông ra những lời trách móc. Cuối cùng, từ bi với người khác là khi bạn hiểu ra rằng ai cũng có nỗi đau của riêng họ, họ đều có thể mắc lỗi lầm và thất bại. 

Vị tha với chính mình cũng tương tự như vậy. Thay vì “cắn răng chịu đựng” những lời chỉ trích cho chính mình tạo nên, hoặc nói những câu “Giá như…” mà hãy thẳng thắn với chính mình về sự thất bại đó. “Đúng rồi, mình đã không thành công trong lần này và mình chấp nhận. Sự thất bại này chắc chắn xảy ra vì đâu phải ai cũng thành công khi bước sang lĩnh vực mới đâu? Mình cho phép bản thân thất bại và sẽ dành thời gian để xoa dịu và học bài học. Hãy nỗ lực hơn cho lần sau nào…” Đừng phán xét những khuyết điểm hay sự thiếu hụt của mình một cách dữ dội, vì sau cùng đâu ai bắt bạn phải thật sự hoàn hảo đâu?   

4.3 Thử viết nhật ký 

Thử viết nhật ký

Có lẽ bạn đang nghĩ thật là trẻ con khi ngồi viết nhật ký. Nhưng các nhà khoa học cho rằng một trong số cách trị liệu tốt nhất dành cho người chán ghét bản thân là viết. Thay vì suy nghĩ quá nhiều, tiêu cực thì bạn hãy học cách viết những cảm xúc đó ra thành từ trên giấy. Bạn sẽ bất ngờ sau khi ngồi viết sẽ khiến tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều vì bao nhiêu sự dằn vặt trong lòng đều hiện trên giấy. Phù, nhẹ nhõm biết bao!

Viết nhật ký để suy ngẫm về một ngày của bạn và hiểu cảm giác của bạn về những gì đã xảy ra. Suy ngẫm về các sự kiện trong ngày, xem xét các tình huống có thể đã kích hoạt một số cảm xúc nhất định và để tâm đến nguyên nhân sâu xa khiến bạn tự hận bản thân. Sau đó, thử tìm kiếm vấn đề gốc là gì và tại sao bạn lại thay đổi cảm xúc qua những sự việc ấy.

4.4 Học cách buông bỏ và thực hành sự tha thứ 

Sự chán nản bản thân thường tập trung vào những tổn thương ở quá khứ. Đừng nắm mãi một cành hoa hồng đã úa vì những gai nhọn sẽ khiến bạn tổn thương và rỉ máu. Hãy từ từ bỏ những mặc cảm quá khứ, những nỗi đau vì chia tay, sự bất lực một thời để bước tiếp để học bài học xứng đáng. Sau cùng, những thất bại, sai lầm hay nỗi đau đều đã qua, thứ “chúng” cho bạn chính là bài học. Hãy học thật chắc, tha thứ cho chính mình và cố hết sức tập trung vào con đường hiện tại việc bạn.

Chỉ khi bạn học cách vị tha, tha thứ chính mình thì lúc đó khi nhìn lại bạn đã đi một quãng đường khá xa rồi. Những đau thương ở quá khứ không còn lý do gì để khiến bạn lưu tâm và vướng bận về nó nữa.

4.5 Luyện tập thiền định 

Luyện tập thiền định

Sau khi học cách buông bỏ quá khứ, bạn hãy học thêm cách kiểm soát tinh thần hiện tại và tương lai bằng cách thiền định. Học cách sống chậm lại, thiền định tập trung vào hơi thở hàng ngày sẽ giúp bạn không còn thời gian để suy nghĩ tiêu cực nữa. Ngắt tiếng nói tiêu cực trong đầu và tìm tới sự tĩnh tâm và bình yên hơn.

4.6 Tự chăm sóc bản thân

Một điều quan trọng khác liên quan đến việc yêu thương bản thân là tự chăm sóc bản thân.

Điều này có thể quen thuộc hơn với bạn vì nó luôn được các chuyên gia về lối sống và những người có ảnh hưởng ném xung quanh.

Bất kỳ hoạt động nào chúng ta cố tình thực hiện để chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần và tình cảm đều được coi là tự chăm sóc bản thân.

Tự chăm sóc bản thân là chìa khóa để cải thiện tâm trạng của bạn, giảm lo lắng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bản thân và những người khác.

Chăm sóc bản thân bao gồm làm những việc như:

Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn đang xem nhẹ việc tự chăm sóc bản thân là bỏ bữa, ngủ vào giờ lẻ hoặc thậm chí bỏ bê việc vệ sinh cá nhân cơ bản.

Ngay cả khi đó là một khái niệm đơn giản như vậy, nhiều người trở nên bận rộn đến mức quên chăm sóc bản thân. Nếu không tự chăm sóc bản thân, bạn rất dễ kiệt sức và suy sụp.

Ở đầu bên kia của phạm vi, một số người hiểu sai về việc chăm sóc bản thân là một mục đích ích kỷ hoặc theo đuổi cảm giác khoái lạc.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng chăm sóc bản thân là thứ sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn, thay vì lấy đi của bạn.

Tự chăm sóc bản thân đúng cách là giải quyết các nhu cầu của bạn một cách lành mạnh, không tự hủy hoại bản thân.

Tóm lại, yêu bản thân có nghĩa là chấp nhận bản thân ngay tại thời điểm này, sau đó nỗ lực có ý thức để đặt bản thân lên hàng đầu. Tất cả là nhằm duy trì sự cân bằng lành mạnh trong cuộc sống của bạn.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Khám phá bản thân – 4 Cách sở hữu năng lực chúng ta mong muốn

Tìm hiểu những năng lực bản thân đang sở hữu

Xác định sứ mệnh của mỗi cá nhân

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *