Một điều không thể phủ nhận rằng Digital Marketing ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh và marketing của các doanh nghiệp. Dự đoán đây đang và sẽ là một ngành nghề “hot” và được kéo dài trong một khoảng thời gian sắp tới. Cùng Umit tìm hiểu những điều cần thiết phải biết khi bạn – newbie mới bước vào nghề nhé. 

1. Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là một phần của marketing, sử dụng sức mạnh Internet và công nghệ kỹ thuật số để trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ.

Theo Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”

Theo báo cáo nghiên cứu thì các doanh nghiệp truyền thông kỹ thuật số quy mô nhỏ và lớn đều coi truyền thông xã hội là kỹ năng cần thiết hàng đầu. Từ đó khiến nhu cầu tuyển dụng nhân sự về digital marketing tăng theo từng năm, mức thu nhập của công việc Digital Marketer có thể dao động trung bình hơn $ 7000 một năm, cao so với các loại công việc Marketing khác.

Xu hướng nghề liên quan tới Digital Marketing
Xu hướng nghề liên quan tới Digital Marketing

Các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số có giá trị cao như Pinterest và Snapchat luôn có nhu cầu tìm kiếm nhân sự chất lượng và có thể mạnh đặc biệt trong các lĩnh vực như digital analytics và quảng cáo, nghiên cứu thị trường, cũng như content marketing. 

2. Người mới nên bắt đầu với Digital Marketing từ đâu?

Digital Marketing là một mảng ở trong Marketing nhưng nó rất rộng, bao quát nhiều mảng. Đối với người mới bắt đầu với mảng này, Umit khuyên bạn nên dành thời gian đọc và hiểu vai trò và kiến thức về Digital Marketing. Sau khi tích lũy sự hiểu biết nhất định thì bạn nên chọn một mảng nhỏ và tập trung vào một kỹ năng đó. Ví dụ như bạn có hứng thú với viết lách, thích công việc liên quan tới viết, thì bạn nên tìm hiểu về content digital Marketing, một công việc tạo, biên tập có liên quan và có giá trị và phân phối nội dung thu hút đối tượng khách hàng đã được xác định rõ ràng. 

Những điều cần biết khi chọn nghề Digital Marketing
Digital Marketer

3. Một Digital Marketer cần những kỹ năng gì?

Cùng Umit điểm qua một vài lĩnh vực chính mà bạn có thể biết (và cần liên tục học hỏi) khi bắt đầu công việc hoặc sự nghiệp với tư cách là một Digital Marketer.

3.1 Video

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi con người có quá nhiều luồng tin ập đến cùng một lúc thì có một thống kê đã khảo sát và chỉ ra rằng “Sự chú ý và mức độ  tập trung của con người với thông tin mới là khoảng 8,25 giây”. Do đó, để thu hút được sự chú ý của người xem vào sản phẩm là chuyện chưa bao giờ dễ dàng. Một nghiên cứu khác cho thấy con người có xu hướng thích sản phẩm “động” như video hơn là một bản tin dài , nhiều chữ. Nếu bạn ưa thích những hình ảnh chuyển động, sáng tạo nội dung qua câu chuyện, đoạn văn, video thì bạn có thể tìm hiểu sâu về mảng tiềm năng này. 

Hoặc nếu bạn không muốn chuyên môn hóa kĩ năng quá sâu, bạn cũng nên học cách tạo ra một video cơ bản. Biết cách xây dựng kịch bản, hiểu các yếu tố ảnh hưởng của video và biết sử dụng phần mềm và apps cơ bản để tạo ra video sẽ là yếu tố ghi điểm cho bạn khi ứng tuyển cho công việc Digital Marketing.

3.2 Content Marketing

Content Marketing là điểm linh hồn đối với chiến dịch Digital Marketing. Không chỉ đơn giản là viết các bài đăng trên blog, fanpage trên Facebook mà người làm Digital Content cần linh hoạt sử dụng nhiều phương tiện để tương tác, thực hiện mục tiêu chuyển đổi của mình như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. Công việc này khá đa năng như họ phải lên ý tưởng cho hình ảnh quảng bá, biên tập nội dung, viết bài quảng cáo, email marketing và đăng trên mạng xã hội. Điều này đòi hỏi người làm cần có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, hiểu tâm lý khách hàng, chiến lược marketing đa phương tiện. Một Content Marketer phải đảm bảo rằng họ đang cung cấp nội dung chất lượng, có giá trị, hữu ích tới khách hàng tiềm năng và mang thương hiệu của công ty.

Content Marketing
Content Marketing

3.3 SEO

Tìm hiểu để điều hướng lượt truy cập tới trang web của bạn và cách các công cụ tìm kiếm tìm và sắp xếp các trang web. Những người làm về SEO cần nắm chắc kiến ​​thức về toán học, thống kê, đo lường và có nền tảng kỹ thuật khá tốt như cách phát triển web, UI, wordpress,… 

SEO
SEO

Họ cần đọc hiểu con số từ lượt truy cập của khách hàng rồi phân tích cùng với mục tiêu, chiến lược chiến lược marketing của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hiểu rõ về cách dịch và biết cách báo cáo dữ liệu, truyền đạt dễ hiểu tới người không chuyên là rất quan trọng để trở thành một chuyên gia SEO cấp cao.

3.4 Data & Phân tích dữ liệu

Với những tiến bộ trong công nghệ AI cho phép chúng ta truy cập và tổng hợp lượng dữ liệu “khổng lồ” nhanh và hiệu quả hơn con người. Đồng nghĩa yêu cầu người hiểu cách truy cập dữ liệu cũng như phân tích và báo cáo dữ liệu ấy là cần thiết với người muốn dấn thân vào Digital Marketing. 

Data & Phân tích dữ liệu
Data & Phân tích dữ liệu

Số liệu được sử dụng phân tích để:

3.5 Design Thinking

Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng kỹ thuật số. Một người làm Marketing có thể hiểu và thiết kế ra một “hành trình khách hàng” phù hợp với khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Tư duy thiết kế (Design thinking) cần bạn xử lý một quá trình khách hàng từ lúc biết tới sản phẩm tới khi họ mua cần trải qua giai đoạn nào như: cách vào trang web, mua online, tìm kiếm thông tin sản phẩm trên web, những chính sách mua hàng hỗ trợ khách, thanh toán và nhận hàng. Tất cả những điều trên cần được thiết kế một cách đơn giản, dễ hiểu, hiệu quả.

Design Thinking
Design Thinking

Bạn phải tổng hợp diễn biến của các kết quả sau khi được phân tích, dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra. Tương tác với khách hàng sẽ cho bạn dữ liệu để thực hiện cải tiến, đổi mới cho quá trình nên bạn đừng ngại khi đề xuất sự thay đổi và đảm bảo ý tưởng của bạn là khả thi.

3.6 Kiến thức về công nghệ

Công nghệ là một phần của digital marketing, để không bị “lạc hậu” trong ngành, bạn cần hiểu những ứng dụng được sử dụng trong ngành, lợi ích, ví dụ như Google Analytics, Google Trends, Trello, Hootsuite,.. Công nghệ luôn luôn được cải tiến nên bạn cũng cần có khả năng thích ứng và cập nhật sự thay đổi để hoàn thiện bản kế hoạch Marketing plan. 

3.7 Kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo

Kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngành nghề, và các vị trí trong lĩnh vực Digital Marketing cũng không ngoại lệ. Sự thật vẫn có nhiều bộ phận phải ngồi làm việc cả ngày cạnh máy tính để đo lường, phân tích con số nhưng nếu họ không có khả năng truyền đạt ý nghĩa con số ấy cho trưởng nhóm hoặc giám đốc, giải thích cho người bình thường hiểu thì cũng rất khó để tiếp tục công việc. Bên cạnh kĩ năng chuyên môn, bạn cũng nên mài giũa kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình một cách hiệu quả. Đây là những điểm cộng giúp bạn có được sự tín nhiệm từ lãnh đạo, quản lý cấp cao để có được thành công trong sự nghiệp.

4. Kết luận

Nếu bạn muốn “dấn thân” vào Digital Marketing, hãy chắc chắn sự phù hợp của mình với đặc điểm trong ngành và bắt đầu học, luyện tập một chuyên ngành. Am hiểu về xu hướng marketing, nắm bắt được biến động thị trường, con số và có thể làm việc dưới áp lực,.. sẽ giúp bạn có thể làm được công việc theo sở thích bản thân và đảm bảo thu nhập.

 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Cách chọn nghề phù hợp với bản thân thông qua STVT

➤ Làm sao chọn được nghề nghiệp phù hợp với đam mê và sở thích

➤ Các ngành cực HOT ở Việt Nam trong 3 năm tới

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *