Khi trẻ lên 3 tuổi, khả năng khám phá và nhận biết thế giới xung quanh phát triển ngày càng nhiều hơn, chính vì điều đó mà đa số bố mẹ vì sợ các trẻ thua kém và phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ cùng lứa nên vô tình tạo áp lực cho bản thân và bắt đầu áp dụng những phương pháp hỗ trợ trẻ biết đọc, biết viết,… Trên thực tế, dạy cho trẻ học chữ sớm có thật sự cần thiết với trẻ lên 3 tuổi hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và tham khảo thông tin bên dưới.

Có nên dạy chữ sớm cho trẻ 3 tuổi?

1. Có nên dạy trẻ từ sớm?

Khá nhiều chuyên gia về trẻ em đưa ra nhận xét chắc chắn rằng: “Không nên dạy chữ cho trẻ 3 tuổi” bởi vì từ 3 tuổi đến trước 5 tuổi, não bộ của trẻ rất đặc biệt. Bán cầu não chưa thật sự phát triển một cách đầy đủ để tiếp thu những kiến thức về hầu hết chữ cái, ghép vần và các phép tính cộng, trừ,… Khi bố mẹ ép trẻ phải cố ghi nhớ những bài học này, vô tình gây ra những ảnh hưởng về tâm lý của trẻ. 

Đối với những trẻ tỏ ra hứng thú với những con số hoặc chữ cái, bố mẹ chỉ nên dạy trẻ nhận biết về các con số, chữ cái qua hình ảnh hoặc nhận diện màu sắc để trẻ tự phát triển theo khả năng quan sát, phân biệt, ghi nhớ của chính mình.

Theo một khảo sát khi so sánh về khả năng tiếp thu của trẻ lúc 5 tuổi mới bắt đầu học chữ có phần vượt trội hơn, bắt kịp những trẻ đã được học chữ trước đó. Thậm chí, những đứa trẻ này có khả năng tư duy và ghi nhớ tốt hơn những đứa trẻ mà bố mẹ áp đặt phương pháp dạy chữ quá sớm.

Trẻ 3 tuổi cần phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết hơn học chữ và phép tính

Trong thế giới của trẻ, những “con chữ” giống như một loại đồ chơi mới để trẻ khám khá. Tuy nhiên bố mẹ nên hiểu rằng, trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn khi trẻ thoải mái đón nhận chúng chứ không bằng bất kỳ phương pháp chèn ép, nhồi nhét những con chữ cho trẻ. Điều đó sẽ gây cho trẻ những chuỗi ngày tháng căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực và đặc biệt trẻ sẽ xuất hiện tâm lý cự tuyệt là điều rất đáng lo ngại. 

Đừng chèn ép trẻ, để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi

Bố mẹ luôn muốn con trẻ phát triển về trí tuệ để không thua thiệt bạn bè nhưng lại quên rằng, ngoài trí tuệ, trẻ còn cần được rèn luyện thể chất, nhận thức, khả năng ứng xử của các con cũng rất quan trọng. Bố mẹ mong muốn con trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn tham gia các hoạt động vận động hay con trẻ ngồi lì một góc? Còn gì hạnh phúc hơn khi thấy con trẻ thích thú sáng tạo, tìm tòi những cái mới thay vì chỉ tự hào rằng con trẻ thuộc lòng bảng chữ cái trước khi đến tuổi đến trường. 

2. Những phương pháp dạy trẻ được khuyên sử dụng

Theo tiến sĩ giáo dục người Nhật – Makato Shichida: “Mọi đứa trẻ sinh ra đều là thiên tài”. Vì vậy, bố mẹ nên khơi gợi cho trẻ sự yêu thích, hứng thú để trẻ tự nảy sinh mong muốn được đọc và học chữ. Chúng ta cùng nhau tham khảo một số phương pháp dạy chữ cho trẻ 3 tuổi đạt hiệu quả như sau:

2.1 Dạy trẻ nhận biết chữ cái tiếng việt bằng tên của trẻ

Ở môi trường mẫu giáo, các cô sẽ phân loại cặp trẻ bằng tên. Vào ngày đầu tiên đến lớp, bố mẹ có thể cùng trẻ chuẩn bị những vật dụng cần mang theo đến lớp, khi đó, bố mẹ viết tên trẻ, sau đó hướng dẫn cho trẻ cách làm quen với những chữ cái ráp lại thành tên mình. Hoặc những vật dụng sử dụng mỗi ngày của trẻ, bố mẹ cùng trẻ dán tên của trẻ vào những đồ dùng xung quanh trẻ để trẻ nhận biết, dần hình thành được ý thức sở hữu và phát triển tính cách của trẻ.

2.2 Tạo môi trường chữ cho trẻ

Bố mẹ thường xuyên nói chuyện, hướng dẫn trẻ quan sát và đặt câu hỏi. Trẻ khá dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Ví dụ cho trẻ nghe bài hát thiếu nhi, những bài vè, đồng dao mỗi ngày, sẽ giúp trẻ từng bước liên tục nghe, đọc từ, đọc câu, hoặc hát theo, điều này giúp trẻ nói nhanh hơn và dần quen với các từ. 

2.3 Dán các chữ cái lên góc vui chơi của trẻ

Bố mẹ đọc cho trẻ nghe những mẫu chuyện hấp dẫn có hình ảnh minh họa, màu sắc thu hút, dễ hiểu, qua đó trẻ sẽ hình thành nhận thức về sự vật, sự việc một cách tự nhiên nhất. Mỗi câu chuyện bé yêu thích, bố mẹ sử dụng những loại giấy màu sắc, viết những chữ được lặp lại nhiều lần trong câu chuyện, sau đó dán xung quanh góc vui chơi của trẻ để hình thành khả năng “nhận viết mặt chữ” của trẻ. 

2.4 Bố mẹ hát, bé tìm chữ cái

Bố mẹ sử dụng bộ đồ chơi về bảng chữ cái, sau đó ngân nga bài hát A,B,C,… sai đó hướng dẫn trẻ tìm chữ cái theo khi bố mẹ hát. Hoạt động này vừa giúp bố mẹ chơi đùa cùng bé và kích thích trẻ vừa chơi vừa học.

Bộ đồ chơi tiếp xúc số và chữ cái

2.5 Vừa học, vừa chơi

Bố mẹ cần chuẩn bị 1 hộp đất sét, 1 bộ đồ chơi chữ cái bằng nhựa để cùng thực hiện với trẻ. Đầu tiên, bố mẹ hướng dẫn bé nặn đất sét thành những khối hình tròn. Sau đó dùng khối đất sét bao xung quanh những chữ cái bằng nhựa rồi cùng trẻ phân biệt chữ cái qua những khối đất sét đó hoặc cùng trẻ nặn đất sét thành chữ theo giống bộ đồ chơi. Điều này giúp trẻ vừa học, vừa chơi và hình thành khả năng nhận biết của trẻ, đồng thời giúp trẻ xây dựng kỹ năng sáng tạo qua hình thức này. 

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng bố mẹ sẽ tìm được câu trả lời theo quan điểm cá nhân của mỗi người sẽ có cách giáo dục và phương pháp phát triển trẻ 3 tuổi học chữ có hiệu quả nhất. Dù ở lứa tuổi nào, hãy để cho trẻ phát triển theo cách bình thường đúng với khả năng của trẻ để trẻ có tuổi thơ vui chơi, khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Luôn yêu thương và nuôi dưỡng con trẻ thật thông minh và đúng cách nhé. 

Bài viết cùng chủ đề:

Cách dạy con gái tự tin, biết chăm sóc và yêu thương bản thân

➤ 11 kỹ năng sống quan trọng cha mẹ nên dạy khi bé 5 tuổi

➤ Cách dạy trẻ 1 tuổi tập nói siêu nhanh siêu dễ làm

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *