Xã hội ngày càng phát triển, đi cùng sự phát triển đó là những mối nguy hiểm, đe dọa đến con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi là điều rất cần thiết giúp trẻ có thể tự bảo vệ mình. Nhưng các kỹ năng sống cụ thể là gì? Trong bài viết này, UMIT sẽ chia sẻ cho các bố mẹ cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi, hãy theo dõi ngay nhé!
1. Kỹ năng sống là gì?
Mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau về kỹ năng sống. Theo mình, kỹ năng sống chính là tập hợp những hành vi tích cực và khả năng thích nghi. Nó cho phép mỗi cá nhân tiếp nhận cũng như đối phó hiệu quả các nhu cầu và thách thức của cuộc sống xung quanh. Tập hợp này được tổng hợp lại từ những gì mà chúng ta tiếp thu được qua giáo dục hay trải nghiệm trực tiếp. Sau đó áp dụng nó vào đời sống để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi.
2. Tại sao phải dạy và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ từ sớm?
Lý do vì sao cần dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi:
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi từ sớm là cách tốt nhất giúp cho trẻ tạo dựng được niềm tin vào bản thân. Dạy trẻ tự lập từ nhỏ không những giúp trẻ tự chăm sóc bản thân và người khác mà còn có lối sống tích cực, lành mạnh và phát triển toàn diện sau này.
- Nếu như gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống hay trong học tập mà trẻ không được trang bị kỹ càng kiến thức cũng như thiếu kỹ năng sống thì rất dễ khiến trẻ mất tự tin, e ngại, càng ngày càng rụt rè.
- Khi được rèn luyện các kỹ năng sống, trẻ sẽ nhanh chóng hòa nhập vào tập thể, môi trường mới và khẳng định vị trí mình trong đó. Nhưng không có kỹ năng sống thì cho dù trẻ có tài giỏi, có thông minh đến đâu thì cũng không thể hòa nhập vào cộng đồng để khẳng định bản thân mình được.
Chính vì vậy việc hình thành, tạo dựng kỹ năng sống cho trẻ là hết sức cần thiết. Nó sẽ quyết định đến nhân cách cũng như khả năng phát triển của trẻ sau này.
>> Xem thêm: 7 Phương pháp nuôi dạy con đúng cách và khoa học.
3. 11 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi mà cha mẹ nên dùng
Bố mẹ dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi có thể tham khảo các kỹ năng dưới đây:
- Thứ nhất: Kỹ năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân.
- Thứ 2: Kỹ năng thể hiện quan điểm, nói lên ý kiến của mình.
- Thứ 3: Kỹ năng giải quyết bất đồng bằng cách thân thiện.
- Thứ 4: Biết xin lỗi và cảm ơn đúng lúc.
- Thứ 5: Biết giúp đỡ người khác.
- Thứ 6: Cách tương tác và giao tiếp với người khác.
- Thứ 7: Kỹ năng nhớ thông tin người thân.
- Thứ 8: Kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể.
- Thứ 9: Luôn lạc quan, giữ thái độ tích cực trong cuộc sống.
- Thứ 10: Kỹ năng tham gia giao thông.
- Thứ 11: Kỹ năng khi ở nhà một mình.
4. Một số cách thực hành và ứng dụng dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi
4.1. Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi thông qua sinh hoạt hàng ngày
Sinh hoạt hàng ngày chính là môi trường giúp bé rèn luyện thói quen cũng như các kỹ năng sống tốt nhất. Vì vậy, các bố mẹ nên lồng ghép thêm các công việc, nhiệm vụ trong sinh hoạt hàng ngày của bé để bé tạo cho mình thói quen sinh hoạt đúng giờ, khoa học và nghiêm khắc với bản thân hơn.
Ví dụ: bố mẹ giao nhiệm vụ cho bé mỗi buổi sáng phải thức dậy lúc 6 giờ và tự vệ sinh cá nhân, tự ăn cơm, tự gấp quần áo, tối thì phải ngủ trước 10 giờ chẳng hạn. Từ đó, bé sẽ hình thành một thói quen sinh hoạt khoa học cũng như kỹ năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân.
4.2. Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
Vui chơi là một trong những hoạt động được rất nhiều người lựa chọn và áp dụng để dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi. Bởi các bé ở lứa tuổi này rất hoạt bát, hiếu động và thích khám phá những điều mới mẻ. Mà vui chơi lại là môi trường giúp trẻ có nhiều cơ hội để vận dụng kiến thức cũng như phát triển bản thân.
Ví dụ: bố mẹ có thể cho trẻ chơi trò chơi đóng vai nhân vật, vào nhiều vị trí nhân vật khác nhau để trải nghiệm. Lúc này, trẻ sẽ được thỏa mái sáng tạo cũng như phát huy trí tưởng tượng của mình và hình thành được kỹ năng giao tiếp, tương tác linh hoạt với người khác. Hơn nữa, trẻ còn được phát triển kỹ năng tư duy và xử lý vấn đề.
>> Xem thêm: 13 Nguyên Tắc Vàng Nuôi Dạy Con Trong Thời Đại Số 4.0.
4.3. Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi thông qua xem phim, kể chuyện
Đối với các bé 5 tuổi sẽ rất dễ bị thu hút bởi những bộ phim hoạt hình hay những câu chuyện có màu sắc rực rỡ, hình ảnh ngộ nghĩnh. Chính vì vậy bố mẹ có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi thông qua những câu chuyện hay bộ phim mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Ví dụ: cho bé xem phim hoạt hình quà tặng cuộc sống. Sau khi xem xong mỗi tập phim bố mẹ nên đặt ra những câu hỏi để con đúc rút được kinh nghiệm cũng như học thêm được cách ứng xử đúng đắn, cách giải quyết vấn đề khôn khéo mà các nhân vật trong phim đã làm.
5. Con đã 9, 10 tuổi thì dạy con còn kịp không?
Khi con lớn hơn, bố mẹ luôn lo ngại và đặt ra câu hỏi dạy con có còn kịp không? Mình xin trả lời rằng dạy con không bao giờ là đủ và cũng không bao giờ là muộn cả. Kể cả con đang ở giai đoạn 9 – 10 tuổi, giai đoạn đầy thách thức đối với cha mẹ thì vẫn kịp. Bởi ở giai đoạn này bé có rất nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn cảm xúc, nhận thức và các kỹ năng xã hội. Chính vì vậy để nuôi dạy con tốt hơn, bất kỳ ở giai đoạn nào cũng vậy, cha mẹ cần nắm rõ được tâm lý của con mình để biết rõ về các mốc phát triển về thể chất cũng như cảm xúc, xã hội và nhận thức của con.
>> Xem thêm: Rèn Luyện Và Nuôi Dạy Con Theo Phương Pháp EASY
6. Con trên 15 tuổi, gần trưởng thành cần nhất những kỹ năng gì?
Khi con mười mấy tuổi, gần trưởng thành là lúc con bắt đầu ý thức nhiều hơn về bản thân và có những lý tưởng, ước mơ riêng. Vì vậy, đây là lúc thích hợp để bố mẹ trang bị cho con mình những kỹ năng sống cần thiết như sau:
- Học nấu ăn cơ bản
- Tập làm việc nhà
- Tự giác ôn bài và làm bài tập
- Học cách yêu thương và chăm sóc bản thân
- Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể
- Xử lý mọi tình huống trong cuộc sống theo hướng tích cực
- Cách cư xử, giao tiếp khôn ngoan, khéo léo
- Chịu trách nhiệm cho những hành động của mình gây ra
7. Kết luận
Trên đây, UMIT đã chia sẻ cho các bố mẹ cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi và những thông tin liên quan đến kỹ năng sống. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nuôi dạy con đúng cách và phát triển toàn diện hơn.