Góc ATD trong lòng bàn tay là một chỉ số khá thú vị sẽ được tiết lộ khi bạn làm sinh trắc vân tay. Bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao phải lấy số đo góc ATD ở lòng bàn tay trong quy trình lấy dấu vân tay để phân tích không? Chỉ số ATD có ý nghĩa thật sự của nó là gì? Cùng tìm hiểu với Umit qua bài viết này nhé.

1. Chỉ số ATD là gì?

ATD là viết tắt của từ Axial Triradius, đây là chỉ số miêu tả tốc độ xử lý thông tin của các bán cầu não, nó phản ánh khả năng phối hợp của cơ và não trong truyền tải thông tin. 

Thông tin khi được con người tiếp nhận phải đi qua 5 giác quan như thính giác, xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác. Từ đó các cơ quan sẽ truyền tín hiệu tới các cơ quan thần kinh và não bộ để xử lý. Theo như nghiên cứu thì có khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh trong bộ não của con người. Và quá trình vận hành giữa các tế bào thần kinh với tốc độ chậm nhất 260mph hoặc 416 km/h. Chỉ số ATD chính là để nói cho bạn biết tốc độ này được vận hành trong bạn như thế nào. Góc ATD cũng giống như vân tay, chỉ số mỗi người là khác nhau. Đây cũng là chỉ số duy nhất có thể thay đổi được

Chỉ số ATD được đo bởi 3 giao điểm của các đường vân trong bàn tay, nối 3 giao điểm đó và chúng ta đo góc. Kết quả có được sẽ nói cho bạn thấy mức độ nhạy bén trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin cũng như trong việc học tập.

Góc ATD là gì

2. Các cấp độ chỉ số ATD

Góc ATD càng nhỏ thì tốc độ, khả năng tiếp nhận thông tin càng nhanh và ngược lại, góc ATD càng lớn thì tốc độ này sẽ chậm hơn. Dưới đây là cấp độ chỉ số ATD và những đặc điểm của từng chỉ số

Góc ATD < 35: rất nhanh

Góc ATD trong khoảng 35 – 40: khá nhanh

Góc ATD trong khoảng 40- 45: bình thường

Góc ATD > 45: chậm

2.1 ATD <35 độ

Nếu bạn sở hữu chỉ số ATD này ở mức < 35 thì điều này nói lên quá trình xử lý thông tin của hai bán cầu não rất nhanh, khiến bạn nhạy bén, linh hoạt trong việc quan sát, tổng hợp và xử lý thông tin. Bạn khá thông minh trong việc học tập, là người luôn nỗ lực tìm ra phương pháp học tập thích hợp với mình và biết được các vấn đề của bản thân để có thể giải quyết. Bạn được đánh giá là người có khả năng hiểu kiến thức rất sâu. Tuy nhiên, những người có chỉ số ATD thấp thường khá nhạy cảm nên họ nên học cách quản lý cảm xúc của mình, giảm những căng thẳng và lo âu hàng ngày để có cuộc sống tốt hơn. Hạn chế những mẫn cảm và không nên nghiêm trọng hóa một vấn đề. 

Bạn có khả năng hiểu kiến thức rất sâu

 

Khuyến nghị:

Đây là những người có khả năng hiểu biết xuất chúng. Điều họ cần cải thiện chính là nhận biết và kiểm soát cảm xúc, hãy để bản thân thật thoải mái, nhẹ nhàng khi đối diện với một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, bạn nên mang theo 1 cuốn sổ tay bên mình để ghi chép lại những ý tưởng hay đột nhiên xuất hiện. Chúng có thể sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn trong tương lai đấy.

2.2 Góc ATD trong khoảng 35 – 40 độ

Đây khoảng trung bình. Nếu như góc ATD < 35 độ là những người xử lý thông tin rất nhanh thì những người trong khoảng từ 35 đến 40 độ không hề kém cạnh. Họ cũng có khả năng quan sát tốt, khả năng vận động và thực hiện nhiệm vụ tốt, và có nhiều tư tưởng sáng tạo trong học tập. Trong học tập, điểm mạnh nổi bật của họ là khả năng suy luận sắc bén, phản ứng nhanh cả trí óc và cơ thể. Chỉ cần phát triển, nuôi dưỡng đúng cách thì hoàn toàn phát huy hết các thế mạnh của bản thân để nâng tầm hiểu biết và gia tăng sự tự tin.

2.3 Góc ATD trong khoảng 40 – 45 độ

Góc ATD trong khoảng 35 - 40 độ

Những người này cũng có khả năng quan sát, thực hiện nhiệm vụ ở mức trung. Họ phù hợp với việc học và làm từng bước một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Phương châm của họ thường là “chậm mà chắc” Hiệu quả công việc của họ thường duy trì ở mức ổn định và bình thường. 

Góc ATD trong khoảng 40 - 45 độ

Khuyến nghị: Những người có ATD đo được trong khoảng này nên tập luyện thêm nhiều để nâng cao khả năng quan sát ở cả 2 bán cầu não trái và phải, đồng thời củng cố những  thế mạnh tiềm năng của bạn. Trong học tập, bạn nên tìm cho bản thân những mục tiêu, động lực để thôi thúc, tạo bàn đạp để tăng niềm khát khao trong việc học. Xác định mục tiêu học, tìm ra những phương pháp phù hợp, thường xuyên tổng kết lại những cố gắng để nhìn được con đường phát triển của chính mình. Đừng quên phát triển các thế mạnh riêng của bản thân.

2.4 Góc ATD > 45 độ

Nếu chỉ số ATD của bạn lớn hơn góc 45 độ thì não trái hoặc não phải của bạn có tốc độ phản ứng hơi chậm. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn chậm, yếu hay thua kém hơn người khác mà chỉ là bạn cần nhiều thời gian hơn để tiếp nhận thông tin và phản ứng lại mà thôi. Quy trình tư duy của những người này thường dài hơn và họ còn hơi yếu trong kỹ năng vận động. 

Khuyến nghị: Bắt đầu bằng việc tăng thời gian tập thể dục vận động để tăng sự linh hoạt của cơ thể. Chạy bộ, đạp xe, cầu lông hoặc đơn giản như đi bộ cũng sẽ khá phù hợp với bạn. Trong học tập thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tốc độ tiếp nhận thông tin của mình. Chia nhỏ mục tiêu lớn, mỗi ngày hoàn thành thì hãy đánh dấu và ghi nhận sự cố gắng của bản thân. Nếu bạn có được sự khích lệ, động viên từ gia đình, bạn bè, nhà trường thì càng tốt, tập trung phát triển và gia tăng sự tự tin, bạn sẽ tìm được môn và lĩnh vực phù hợp với chính mình 

Dẫu bạn có chỉ số ATD ở mức nào thì mỗi người chúng ta đều là một bản thể đặc biệt, không ai giống ai, ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu riêng và mỗi người đều xứng đáng được ghi nhận. Thay vì đi so sánh và tự ti về chính mình, bạn hãy tập trung vào việc phát triển chính mình từng ngày. Umit hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm 1 nguồn đáng tin cậy để hiểu thêm về chính mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Tác dụng của STVT

➤ Những hiểu lầm về STVT

➤ Thực hư nguy cơ bị đánh cắp vân tay khi làm sinh trắc

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

 

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *