Định hướng nghề nghiệp luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm đến, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân cũng như quá trình phát triển kinh tế. Bởi thế, người ta không ngừng tìm ra những phương pháp, chiến lược giúp lựa chọn nghề nghiệp hiệu quả và SWOT là một trong những chiến lược mới được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Swot được đánh giá là chiến lược giúp phát huy những tiềm năng của bạn, đương đầu với những thách thức trong sự nghiệp và tìm ra còn đường đúng đắn cho mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với Swot qua bài viết sau đây. 

1. SWOT là gì? 

Swot là gì

SWOT là cách viết tắt của 4 từ như: Strength (Thế mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (Thách thức). Đây cũng là 4 yếu tố vô cùng quan trọng nhằm khai thác hết tiềm năng cũng như tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Chỉ khi hiểu rõ được 4 khía cạnh trên của chính mình bạn mới có thể đưa ra những định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. 

 

2. Bảng phân tích Swot

Việc ứng dụng Swot vào định hướng nghề nghiệp cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ tự lập cho mình một bảng phân tích Swot. Hay nói cách khác đây là bảng phân tích tính chất công việc phù hợp dựa vào 4 từ khóa của Swot. 

Bảng phân tích Swot bao gồm những gì? 

bảng phân tích swot bao gồm những gì

Bảng phân tích này bao gồm 4 ô. Hai ô bên trên gồm những thế mạnh và điểm yếu. Cơ hội và thách thức sẽ nằm ở 2 ô bên dưới. Với chiến lược này, bên cạnh việc biết được sự giao thoa giữa điểm mạnh và yếu, bạn cũng có thể biết thêm những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp như vị trí địa lý, mô hình kinh doanh, những thách thức tiềm ẩn,… Để thực hiện bảng phân tích lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với Swot, trước tiên cần trả lời những câu hỏi liên quan đến những từ khóa của Swot như sau: 

2.1 Thế mạnh

Hãy liệt kê những thế mạnh của bản thân. Bạn có những ưu điểm nổi trội nào? Năng lực của bạn là gì? Những thành tích nào khiến bạn tự hào nhất?

Chẳng hạn như bạn có những kỹ năng chuyên môn tốt, thành thạo các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, giao tiếp tốt,… Đó đều là những ưu điểm rất lớn. 

 

2.2 Điểm yếu 

Đâu là điểm bạn tự ti nhất? Những thói quen nào liên quan đến ngành nghề mà bạn muốn thay đổi? Bạn mong muốn phát triển thêm điều gì? Đừng e dè, hãy đánh giá mình thật khách quan. 

Ví dụ, bạn đang mong muốn theo lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, khi làm việc bạn khó tập trung hay thao tác tay khi lập trình vẫn còn lúng túng,… Đó sẽ là những điểm yếu bạn cần lưu tâm trong quá trình định hướng nghề nghiệp. 

 

2.3 Cơ hội 

Cơ hội sẽ là những điều bạn không thể kiểm soát nhưng có thể mang lại nguồn năng lượng tiềm ẩn cũng như mở ra những cánh cửa nghề nghiệp mới. Chẳng hạn như sự bùng nổ kinh tế, xu hướng ngành nghề, những dự án bạn đang theo đuổi,… Những điều tưởng chừng như chỉ tốn thời gian đôi lúc lại là chìa khóa dẫn bạn đến cánh cửa thành công nên đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào. 

 

2.4 Thách thức 

Đây cũng là nhiều yếu tố bạn không thể kiểm soát nhưng sẽ cản trở bạn trong con đường sự nghiệp của mình. Những thách thức mà ai cũng nên lo ngại có thể kể đến như sự bão hòa nguồn nhân lực, nhu cầu xã hội thay đổi, xuất hiện những công ty đối thủ hay ngành nghề cạnh tranh,… 

Bên cạnh đó, một cơ hội cũng có thể sẽ là thách thức dành cho bạn. Chẳng hạn bạn có cơ hội được sang nước ngoài để học tập, trao đổi. Nếu chăm chỉ rèn luyện, trình độ sẽ được nâng cao cũng như có thêm kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ sẽ là một thách thức lớn. Nếu không thể thích nghi tốt, bạn sẽ trải qua những tháng ngày vất vả. 

Thực hiện bảng phân tích Swot

Phân tích SWOT CÁ NHÂN

Để thực hiện bảng phân tích lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với Swot bạn có thể thực hiện theo những bước sau: 

  1. Chia bảng thành 4 ô. 
  2. Lần lượt trả lời những câu hỏi dựa vào 4 từ khóa của Swot. Hãy cố gắng đánh giá thật cụ thể và khách quan.
  3. Xem xét, suy nghĩ thật kỹ lưỡng và bắt đầu chỉnh sửa. Hãy nhấn mạnh những ý quan trọng hoặc có liên quan đến những lĩnh vực đang hướng đến. Bạn cũng có thể đưa cho bạn bè, người thân để có thêm gợi ý. 
  4. Phân tích những luận điểm trên và đưa ra những kết luận: 

 

3. 4 Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

3.1 Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp theo sở thích

Ngành nghề xã hội rất phong phú, đa dạng, khi bạn yêu thích, say mê một nghề nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Vì vậy, chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng và hiểu được sở thích nghề nghiệp sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Bạn không nên chọn ngành theo bạn bè, vì nếu không thực sự yêu thích bạn sẽ mất thời gian thi lại, học lại do không phù hợp với bản thân.

 

3.2 Lựa chọn nghề nghiệp dựa vào năng lực

Năng lực là khả năng bạn có thể theo học và làm được nghề. Học sinh có thể đánh giá năng lực của bản thân qua kết quả học tập trong 3 năm THPT. Ngoài ra, cần phải lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì và mình có đáp ứng được hay không.

Nếu khả năng, năng lực bản thân không đủ đáp ứng nhu cầu công việc, chắc chắn bạn không thể sống được bằng ngành nghề bạn đã học.

 

3.3 Lựa chọn nghề nghiệp theo hoàn cảnh gia đình

Ngày nay, chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết khả năng và cân nhắc kỹ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.

 

3.4 Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp dựa vào nhu cầu xã hội

Sau khi ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, cơ hội thăng tiến cao là mơ ước của rất nhiều người. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ sớm bão hòa sau một thời gian không xa, vì có cầu ắt có cung, vì vậy một ngành được cho là “hot” hiện nay cũng không có gì đảm bảo là sẽ ổn định lâu dài.

Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

 

 

4. Các bước thực hiện

Bước 1: 11 nhóm công việc giúp bạn xác định nghề nghiệp

– Các nghề liên quan đến nghệ thuật: Đây là những nghề cần sự đam mê và sự khéo léo. Có thể là những nghề liên quan đến việc vẽ, chạm trổ, thủ công hoặc trong các lĩnh vực âm nhạc, kịch,…

– Các nghề liên quan đến công việc văn phòng và hành chính quản trị: Bạn có thể quan tâm tới công việc viết lách, thư từ, việc tổ chức, kiểm tra và ghi chép chính xác các thông tin. Cao hơn, bạn có thể thiết lập, tổ chức và kiểm tra các hoạt động của một cơ quan, một chương trình nào đó của công ty. Công việc văn phòng không nhất thiết phải ngồi một chỗ cả ngày. Lúc này hay lúc khác bạn có thể rời khỏi văn phòng ra ngoài để giải quyết công việc. Có thể là các công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hay với các nhân viên khác.

– Các nghề liên quan đến việc phân tích số liệu: Bạn có thể ưa thích làm việc với những con số, công thức hay số liệu thống kê hay thực hiện các công việc tính toán, ước tính và định giá. Bạn cũng có thể sử dụng các dữ liệu, kết quả điều tra, máy vi tính để thu thập, đánh giá và tổng hợp thông tin. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực này có đầu óc phân tích, có khả năng sử dụng số liệu để dự báo và dự đoán các xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, dân số cũng như các xu hướng phát triển khác.

– Các nghề liên quan đến dịch vụ cộng đồng và trợ giúp: Bạn cũng có thể là một kiểu người ưa thích các công việc giúp đỡ, hướng dẫn người khác. Công việc bạn làm cũng có thể liên quan tới lợi ích cộng đồng, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, các dịch vụ bảo vệ hay thông tin.

– Các nghề liên quan đến tiếp xúc cá nhân: Bạn có khả năng dễ dàng giao tiếp với người khác. Công việc của bạn là thảo luận, tiếp xúc với các ý kiến và hành vi của người khác. Bạn cần có những lập luận và kỹ năng nghe tốt, tạo ấn tượng tốt.

– Các nghề liên quan đến nghiên cứu: Bạn thích làm việc với những ngôn từ và ý tưởng. Bạn thích diễn đạt ý kiến và ý tưởng của mình trong công việc viết lách và thảo luận. Bạn hay đưa ra các lập luận, các cách giải quyết vấn đề khác nhau…. Những lĩnh vực này liên quan nhiều đến công việc nghiên cứu.

– Các nghề liên quan đến y tế: Bạn thích làm những công việc chữa trị, cứu trợ, vật lý trị liệu và các hoạt động y học khác. Bạn có thể phải làm việc trực tiếp với các bệnh nhân. Một vài người cảm thấy không thích thú lắm với việc này do họ sợ máu hay phẫu thuật.

– Các nghề liên quan đến công việc ngoài trời: Bạn thích làm việc ở bên ngoài trong một môi trường mở và vận động, thường xuyên như là: kho hàng, nhà ga, ngành xây dựng, nông nghiệp, hầm mỏ và vận tải. Nhiều trường hợp tuy gọi là:”Công việc văn phòng”  nhưng vẫn liên quan đến công việc ngoài trời, ví dụ: nhân viên y tế cộng đồng, họa sỹ, kế toán nông nghiệp, các nhà sinh vật học…

– Các nghề liên quan đến kỹ thuật và cơ khí: Bạn thích làm việc với các công cụ, thiết bị, máy móc và cả trong việc thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng chúng. Bạn cũng có thể làm việc thường xuyên với dụng cụ kỹ thuật, thiết kế hay lập kế hoạch và sử dụng máy tính nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế, sản xuất hay quản lý. Bạn có tính tỉ mỉ, thích biết bản chất sự việc như thế nào và tại sao những thứ đó lại diễn ra như vậy.

– Các nghề liên quan đến công việc thủ công: Bạn là người thích kiểu công việc cần phải sử dụng tay và sử dụng các công cụ, dụng cụ để làm việc. Bạn có thể là người ưa thích nhiệm vụ thực hành mà cần có độ chính xác cao.

– Các nghề liên quan đến khoa học: Bạn ưa thích việc quan sát và đánh giá. Điều này thường liên quan đến công việc nghiên cứu khoa học và thí nghiệm. Bạn cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ trong những thí nghiệm phức tạp và các quan sát đánh giá khác nhau.

Bước 2: Hãy viết ra những nghề mà bạn thích và bản thân bạn mong muốn được làm việc bằng những nghề đó. Nếu như có nghề nào mà bạn chưa chắc chắn thì hãy xem phần giới thiệu một số nghề ở phần tham khảo, nếu như nghề mà bạn chọn không có trong phần này, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về nghề đó trước khi quyết định đưa vào danh sách những nghề ưa thích của bạn.

Bước 3: Hãy quyết định nghề nào mà bạn mong muốn từ danh sách những nghề mà bạn đã liệt kê trong bước 2. Bạn hãy tìm hiểu sâu về nghề đó bằng cách xem phần Giới thiệu một số nghề trong phần tham khảo của cuốn sách này. Nếu như nghề đó không có trong phần tham khảo thì bạn có thể đến các trung tâm giới thiệu việc làm gần nơi bạn sống để tìm hiểu, bạn cũng có thể tìm hiểu thông qua người thân, thầy cô, bạn bè hoặc những người đang làm việc mà bạn biết,…

Bước 4: Nếu như bạn không tìm thấy nghề nào mà bạn yêu thích sau bước 2 và 3 thì có thể có những nguyên nhân sau:

Bạn có một số khó khăn trong việc quyết định. Bạn cần phải hiểu rằng những ý tưởng về nghề nghiệp chỉ là tạm thời và đôi khi bạn sẽ thay đổi nghề nghiệp trong tương lai.
Có khi bạn chưa chọn đúng nhóm nghề mà bạn thực sự ưa thích. Bạn hãy bắt đầu lại từ bước 1 và cần phải thận trọng hơn trong việc quyết định.

 

5. Ưu và nhược điểm khi xác định nghề nghiệp với Swot ? 

phân tích swot có những ưu, nhược điểm gì

Mặc dù là phương thức được nhiều người trẻ và các doanh nghiệp đánh giá cao nhưng bên cạnh những ưu điểm, phân tích Swot cũng có những nhược điểm đáng lo ngại. 

3.1 Ưu điểm

3.2 Nhược điểm

 

6. Gợi ý khác cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Trên thực tế, ngoài SWOT ra còn có rất nhiều cách khác giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. Chọn nghề nghiệp phù hợp bằng Sinh Trắc Vân Tay cũng đang là một xu thế ở Việt Nam nói riêng và các nước phát triển khác nói chung. Ưu thế lớn nhất của việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp bằng sinh trắc vân tay chính là thông qua các phương pháp sinh trắc vân tay được nghiên cứu kĩ lưỡng sẽ cho phép bạn biết nhiều hơn về tiềm năng của bản thân cũng như điểm mạnh, yếu của mình. Hãy thử tìm hiểu thêm về lựa nghề nghiệp phù hợp bằng sinh trắc vân tay để có thêm thông tin giúp bạn có được định hướng phát triển cũng như công việc mà bạn mong muốn nhất.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi và xin chúc các bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân cũng như thành công trong công việc mình lựa chọn .

 

Bài viết cùng chủ đề

➤ Nhận thức các nguy cơ đối với bản thân

Thấu hiểu bản thân nhờ Sinh trắc vân tay

TOP nghề nghiệp có thu nhập khủng nhất hiện nay

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *