Sinh trắc vân tay là một ngành khoa học nghiên cứu được dựa vào đặc điểm dấu vân tay của mỗi người để xác định những tiềm năng, thế mạnh của con người để định hướng cho học tập, sự nghiệp và cách phát triển bản thân phù hợp. Vậy làm thế nào để có được kết quả như vậy? Lấy sinh trắc vân tay như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của UMIT để biết thêm thông tin nhé.

1. Làm sinh trắc sẽ lấy dấu vân tay ngón nào?

Dấu vân tay được hình thành từ tuần 13 tới tuần 19 của thai kỳ, đây cũng là thời điểm mà cấu trúc của não cũng phát triển. Có thể nói rằng ngắn gọn rằng “khám phá dấu vân tay chính là khám phá não bộ”.

Để có được những kết quả phân tích tiềm năng não bộ chính xác thì bạn sẽ cần xem cả 10 ngón tay khi làm sinh trắc. Bạn sẽ được scan 10 đầu ngón tay với máy chuyên dụng để đảm bảo hình ảnh vân tay của bạn chính xác và rõ nét nhất. Sau đó vân tay của bạn sẽ được phân tích qua hệ thống phần mềm chuyên nghiệp với độ chính xác cao. 

Làm sinh trắc sẽ lấy dấu vân tay ngón nào_

Thêm nữa, bài phân tích của bạn sẽ phải được thông qua kiểm duyệt của các chuyên gia phân tích. Có nghĩa rằng, bài phân tích sẽ được kiểm duyệt 2 lần. Một lần là phần mềm, một lần từ chuyên gia, và bài phân tích chỉ đạt yêu cầu khi và chỉ khi kết quả từ 2 lần phân tích khớp với nhau.

Có thể bạn chưa biết, mỗi ngón tay thường đại diện cho khả năng rất khác nhau của con người. Cụ thể như:

Làm sinh trắc sẽ lấy dấu vân tay ngón nào

2. Kết quả phân tích sinh trắc sẽ gồm những gì?

Dựa trên những kết quả phân tích thì bài báo cáo sẽ phân tích trí thông minh của mỗi cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu, những tiềm năng của bản thân. 

2.1 Đặc điểm tính cách bẩm sinh và hành vi

Sau khi lấy dấu vân tay, nhờ thiết bị chuyên nghiệp và các chuyên gia thì 10 dấu vân tay sẽ được phân tích để xác định các chủng vân tay. Dựa vào đây, bạn sẽ có được bản phân tích về tính cách và hành vi cũng như đặc điểm tiềm thức và tư duy.

2.1.1 Đặc trưng tính cách giao tiếp bẩm sinh 

Dựa vào 10 chủng vân tay, bạn sẽ biết được ưu và khuyết điểm của mình cũng như khái quát được con người bạn. Bạn sẽ hiểu hơn về bản thân thông qua những thói quen thường ngày hay làm dù rất nhỏ, cách bạn giao tiếp với môi trường xung quanh. Từ đây bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của những hành động ấy. 

2.1.2 Đặc trưng tính cách nội tâm bẩm sinh 

“Tại sao mình luôn nhạy cảm với thế giới xung quanh?” “Tại sao mình có khả năng lắng nghe người khác mà người khác không làm được?” Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân như vậy? Những câu trả lời sẽ được bộc lộ bằng tính cách sâu bên trong, những đặc điểm tiềm thức, động lực và những mong muốn sâu xa mà đôi khi chính người đó cũng không biết.

Những ưu điểm và khuyết điểm nào của loại tính cách đặc trưng này? Và làm sao để khắc phục sẽ được lý giải thông qua dấu vân tay của bạn.  

2.2 Tiềm năng não bộ

Đây là mục có nhiều chỉ số nhất, từ sự phân tích, đánh giá các chỉ số trên các đường vân tay ở 10 đầu ngón tay phải chi tiết và cẩn thận từng con số. Sinh trắc vân tay sẽ tập trung phân tích và làm rõ tiềm năng từ 2 bán cầu não, các vùng chức năng tiêu biểu của não bộ ở phần này

2.2.1 Tổng số đường vân – TFRC 

TFRC là tổng số lượng đường vân trên 10 đầu ngón tay và đại diện cho mật độ tế bào thần kinh trên vỏ não. Số lượng TFRC không nói lên chỉ số thông tin trực tiếp của một người, mà phản ánh khả năng tiếp thu việc học bẩm sinh của con người. 

Chỉ số TFRC sẽ được chia ra làm 4 nhỏ với các mức độ đường vân khác nhau.

Chỉ số TFRC thấp hơn 60 cần rất nhiều sự kiên nhẫn, động viên, khuyến khích và cần cố gắng trong quá trình học tập và rèn luyện.

Chỉ số TFRC trung bình từ 61 – 100 cần học theo từng bước, cẩn thận, chia nhỏ thông tin để học hỏi.

Chỉ số TFRC tốt từ 101 – 150 cần tạo môi trường học tập chủ động và rèn luyện thường xuyên, nếu có sự hướng dẫn sẽ phát huy tối đa tiềm năng.

Chỉ số TFRC rất cao trên 150 sở hữu trong mình khả năng học tập xuất sắc và trí nhớ tốt. Khả năng học hỏi và thực hiện nhiều việc cùng lúc, có khả năng học tập và phát triển đa ngành thông qua giáo dục và đào tạo. Khi đó, não bộ cần được tái tạo và bổ sung liên tục để có thể có hiệu suất tốt nhất.

Lưu ý rằng, những chỉ số này phản ánh những khả năng não bộ của con người từ lúc sinh ra, nếu cá nhân sở hữu chỉ số TFRC trên 150 và thậm chí 200 nhưng nếu không có môi trường phù hợp và không được thúc đẩy phát triển thì khả năng kết nối thông tin và trí nhớ cũng sẽ mất dần theo thời gian.

2.2.2 Bảng phân tích, so sánh 2 bán cầu não

Bộ não con người được phân chia thành hai nửa bán cầu não, hai bán cầu não đều như nhau nhưng khác nhau về chức năng. Bán cầu não trái nhấn mạnh về khả năng xử lý ngôn ngữ, logic, toán học trong khi não phải  thiên về khả năng xử lý không gian và âm nhạc. 

Bạn sẽ có được chỉ số về não được tính theo đơn vị phần trăm. Tổng hai bên là 100%, chỉ số trung bình là 50% Tỷ lệ lệch cho phép giữa hai bán cầu là dưới 7%. Ví dự như nếu chỉ số não trái là 40.1% và não phải là 59.9% thì não của bạn hoạt động nghiên về não phải.

Chỉ số não trái – phải trong báo cáo Sinh trắc vân tay

 

2.2.3 Thế mạnh của 5 thùy não

Tổng 5 thùy não là 100% thì 5 thùy não sẽ được chia đều thì chỉ số trung bình là 20%. Nếu cả 5 thùy não đều có chỉ số 20% thì chức năng của 5 thùy não của bạn hoàn toàn cân bằng.

Nếu có vùng nào có chỉ số > 20% là hoạt động trên mức trung bình. Bài báo cáo cũng sẽ phân tích điểm mạnh, vai trò và chỉ số của bạn trên từng thùy não ấy. 

2.3 Đánh giá các năng lực vượt trội

Ở phần này, bạn sẽ nhìn thấy những khả năng của não bộ được đánh giá thứ tự tiềm năng từ cao đến thấy trên 10 đầu ngón tay. Cùng với đó những định hướng, phương án để kích hoạt chức năng trên não bộ, nâng cao năng lực, hoàn thiện chính mình hơn về nhận thức và hành vi cũng được đưa ra. Bạn có thể tham khảo những mục này để cải thiện và phát triển bản thân theo đúng tiềm năng.  

2.4 Phương pháp tiếp nhận thông tin VAK

VAK là ba phương pháp hấp thu thông tin bằng cách tiếp cận hiệu quả: thị giác (visual – V), thính giác (auditory – A), vận động (kinesthetic – K). Hiểu được VAK của bản thân sẽ cải thiện hiệu suất trong các tình huống và môi trường học tập, tương tác khác nhau.

Bản phân tích cũng sẽ chỉ rõ các chỉ số VAK của bạn, từ đó bạn có thể xác định rõ khả năng hấp thụ đặc biệt của bản thân để có phương pháp học tập tốt nhất. 

Chỉ số VAK <25% là thấp. VAK >35% là cao

Chỉ số V A K trong báo cáo Sinh trắc vân tay

2.5 Đánh giá 8 chỉ số thông minh dựa trên trên Thuyết đa thông minh của Howard Gardner

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Gardner: “Mỗi người đều sở hữu rất nhiều loại trí thông minh khác nhau, tuy nhiên quy tụ lại thành 8 loại hình thông minh chính.” 

Bạn sẽ biết từng chỉ số thông minh của mình để có thể khai thác tốt khả năng trí tuệ và thiên hướng của mình.

2.6 Hướng nghiệp dựa trên tiềm năng bẩm sinh 

Đây là phần có lẽ nhiều người quan tâm nhất, sẽ có bảng và số liệu thống kê, khuyến nghị mức độ “phù hợp” với ngành nghề dựa trên theo tiềm năng bẩm sinh đã được phân tích

Trên đây là bố cục 6 phần chính của báo cáo phân tích kết quả sinh trắc vân tay. Bên cạnh đó, sẽ có một người phân tích giúp bạn hiểu những con số, hướng dẫn bạn cách đọc để tìm hiểu về mình. 

3. Sinh trắc vân tay có đoán được tương lai không?

Đây là một điểm gây hiểu lầm với khá nhiều bậc phụ huynh. UMIT xin lưu ý với các bậc cha mẹ rằng, phương pháp sinh trắc vân tay sẽ mang tới một kết quả rất chính xác đối với trẻ em vì đây là đặc trưng bên trong tiềm thức của não bộ vì trẻ em chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường xã hội. 

Nếu trẻ được phát triển đúng với tiềm năng của mình thì sẽ phát huy tối đa chức năng não bộ, và trẻ sẽ đi đúng với định hướng ban đầu. Còn đối với người trưởng thành, do môi trường tác động qua thời gian thì tiềm năng có thể bị suy yếu nếu không được phát triển đúng. Do đó, không thể nói sinh trắc vân tay có khả năng đoán trước tương lai một cách chính xác được.  

4. Trên 30 tuổi thì có làm được sinh trắc vân tay không?

Quá trình tìm hiểu bản thân sẽ không bao giờ là muộn của con người. Cho nên không phân biệt đối tượng, dù ở độ tuổi nào bạn cũng có thể tham gia làm sinh trắc vân tay.

Tuy nhiên, UMIT khuyến khích cha mẹ làm sinh trắc vân tay cho con càng sớm càng tốt. Đặc biệt là thời gian từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng cho trẻ để phát triển đồng thời sức khỏe, tinh thần và nhận thức. Do vậy đây là giai đoạn mà bậc phụ huynh nên làm sinh trắc vân tay cho con để có những định hướng tốt nhất vào đúng thời điểm.

Trên đây là một số thông tin mà UMIT tin rằng nó sẽ hữu ích cho bất cứ ai khi muốn tìm hiểu về sinh trắc vân tay. Nếu bạn muốn tìm địa điểm làm sinh trắc uy tín thì hãy liên lạc với UMIT để nhận được tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất. 

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

One Response

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *