Chúng ta rất có thể đã nghe ở đâu đó câu nói rằng sau cùng thì chúng ta không chọn nghề, mà là nghề chọn người. Vậy nhận định này có thực sự chính xác, có thể áp dụng với tất cả mọi người hay không, và nếu như vậy chúng ta cần làm gì để định hướng nghề nghiệp cho mình? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của UMIT để khám về những lý do mà nghề chọn người nhé!

Nghề Chọn Người Hay Người Chọn Nghề
Nghề Chọn Người Hay Người Chọn Nghề

1. Thuyết con nhím và vùng chọn nghề

Nếu bạn đã từng trải qua quá trình định hướng nghề nghiệp, chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ gì với thuyết con nhím của Jim Collins, mà trong đó, 3 yếu tố chính chúng ta cần lưu tâm tới là “Thứ ta thích”, “Thứ ta giỏi”, và “Thứ xã hội cần”. Dựa vào 3 yếu tố đó, chúng ta có thể tìm ra được điểm giao thoa ở chính giữa, hay còn gọi là “nghề nghiệp lý tưởng”.

Tuy nhiên, thật không may rằng việc tìm ra nghề nghiệp lý tưởng gây ra rất nhiều khó khăn bởi những lý do có thể kể đến như việc bạn không hiểu hết được về bản thân, bạn không nắm được thông tin về các ngành nghề, công việc hay xu hướng thời đại, nhu cầu xã hội. Bởi vậy, thay vì lựa chọn được “nghề nghiệp lý tưởng”, chúng ta thường rơi vào một trong hai vùng, đó là vùng người chọn nghề và vùng nghề chọn người.

>> Xem thêm: [ Tác hại ] Hậu quả của việc định hướng sai nghề nghiệp (umit.vn)

Vùng người chọn nghề dĩ nhiên là điểm giao thoa giữa “Thứ ta thích” và “Thứ xã hội cần”. Trong khí đó, vùng nghề lựa chọn người lại là điểm giao giữa “Thứ ta giỏi” và “Thứ xã hội cần”. Điểm chung của 2 vùng này là đều nằm trong yếu tố có liên quan đến nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, tại sao những công việc thuộc vùng nghề chọn chúng ra lại có xu hướng trở thành nghề nghiệp mà chúng ta thực sự sẽ theo đuổi hơn là những công việc thuộc vùng người chọn nghề?

Nghề Chọn Người Hay Người Chọn Nghề
Nghề Chọn Người Hay Người Chọn Nghề

2. Những lý do nghề chọn người

2.1 Nghề “hiểu” về con người hơn chúng ta nghĩ

Trong khi chúng ta loay hoay với việc có quá nhiều sở thích, hay những sở thích không thể trở thành công việc, thì nghề nghiệp lại có những yếu tố rất cụ thể về tính cách, khả năng để quyết định lựa chọn một ai đó. Như thuyết con nhím đã trình bày, nghề chọn người dựa trên tiềm năng mà chúng ta có thể đem lại cho công việc, cũng như xã hội, bất kể chúng ta có yêu thích công việc đó hay không.

Tuy nhiên, do lựa chọn trên tiềm năng, nên dễ dàng có thể nhận thấy rằng con người có khả năng làm việc tốt hơn và gắn bó lâu dài hơn với công việc.

>> Xem thêm: [Bật mí] Những nghề có thu nhập ổn định và bền vững (umit.vn)

2.2 Một người – một sứ mệnh

Bên cạnh việc chúng ta sinh ra để sống một cuộc sống mà chúng ta mong muốn, thì việc mỗi người có một sứ mệnh, một trách nhiệm riêng đối với xã hội là điều khó có thể phủ nhận được. 

Một người - một sứ mệnh
Một người – một sứ mệnh

Có thể bạn mơ ước làm ca sĩ, nhưng chất giọng bạn không cho phép; Tuy nhiên, thay vào đó, với tư duy logic của mình, bạn có thể đem lại cho xã hội những bước tiến nhất định trên nền tảng số. Như vậy, việc nghề chọn người không chỉ đem lại cho chúng ta một công việc tiềm năng mà còn khiến chính chúng ta trở thành một dạng giá trị không thể thiếu cho xã hội.

2.3 Thực tế và những ước mơ

Chúng ta có thể có hoặc không có ước mơ, nhưng lý tưởng sống với ước mơ phần nào cũng thuyết phục chúng ta nhiều hơn việc trở thành một điều gì đó có giá trị cho xã hội. Chính bởi vậy, rất nhiều cử nhân đại học ra trường với chuyên ngành mà mình mơ ước nhưng lại liên tục gặp phải tình trạng thất nghiệp.

Chúng ta cần nhận thức được rằng biến ước mơ thành công việc không phải là hướng đi duy nhất để thực hiện hóa ước mơ của mình. Bởi công việc có liên quan trực tiếp tới những vấn đề mang tính thực tiễn, và giá trị của công việc cũng không nằm ở việc thỏa mãn ước mơ cho bất cứ ai.

Đó chính là lý do vì sao câu nói “nghề chọn người” thường được công nhận bởi những người từng trải, những người đã từng mơn mởn rất nhiều hoài bão, mơ ước, nhưng cuối cùng họ vẫn cần đối mặt với thực tế để lựa chọn công việc phù hợp với mình.

>> Xem thêm: [Bật mí] Những nghề có thu nhập ổn định và bền vững (umit.vn)

2.4 Sự yêu thích đến muộn

Có thể bạn đã nghe ở đâu đó câu nói rằng nếu được làm công việc mình thích, chúng ta sẽ không còn coi đó là công việc nữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự yêu thích công việc cũng đến với bạn trước khi bạn có dịp gắn bó với nó. Những cảm xúc mông lung cũng là một trong những lý do mà người không chọn được nghề. Bởi rất nhiều cảm xúc chỉ là nhất thời và có quá nhiều thứ mà bạn không thể biết về nghề nghiệp cho đến khi bạn thực sự làm việc và có cơ hội gắn bó.

Trong khi đó, có một sự thật rằng “thứ bạn giỏi” có thể trở thành “thứ bạn thích”, thậm chí trở thành thứ định nghĩa con người bạn, giúp bạn trả lời được câu hỏi “bạn là ai?”. Đây là một trong những giá trị triết lý có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc theo đuổi những cảm xúc nhất thời.

Nghề nghiệp trong tương lai
Nghề nghiệp trong tương lai

2.5 Sự phù hợp

Giống như việc rất nhiều người loay hoay lựa chọn một người đàn ông hay một người phụ nữ lý tưởng cho cuộc đời mình, để rồi cuối cùng, người mà họ có thể gắn bó chỉ là một người phù hợp. Nghề chọn người chủ yếu cũng dựa trên sự phù hợp, thứ không chỉ tạo ra giá trị, mà còn tạo ra sự gắn bó bền vững.

3. Phải làm sao nếu được “chọn” làm công việc mà mình không yêu thích?

Như đã chia sẻ phía trên, phần lớn những công việc mà nghề chọn người sẽ là những công việc mà bạn không mấy yêu thích. Tuy nhiên, đó lại là những công việc tiềm năng không chỉ có khả năng đem lại cho bạn một cuộc sống đủ đầy, mà còn có thể hoàn thiện được bản thân và có sự phát triển ổn định hơn.

Bởi vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy bình tĩnh và cho công việc một cơ hội. Thay vì liên tục có thái độ từ chối, bạn có thể mở lòng và đón nhận những điều tới với mình. Đối với những công việc được lựa chọn dựa trên khả năng và nhu cầu xã hội, những nỗ lực của bạn không chỉ có được sự ghi nhận xứng đáng mà còn giúp bạn học thêm được nhiều kỹ năng, kiến thức mới.

Tuy nhiên, để xác định được đó có phải công việc mà bạn được nghề lựa chọn hay không lại cần một thời gian nhất định để nỗ lực và gắn bó. Bởi vậy, với bất cứ trường hợp nào, bạn cũng không nên nản lòng, và luôn có những thông tin liên tục được cập nhật để có đủ nền tảng đưa ra những lựa chọn sáng suốt.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm những điều cần thiết liên quan đến nhận định nghề chọn người. Chúc bạn lựa chọn được công việc phù hợp và gặt hái được nhiều thành công!

Bài viết cùng chủ đề:

Tìm hiểu cách tiếp nhận thông tin phù hợp với từng người

Bật mí về trí thông minh nội tâm

Sinh trắc vân tay có chính xác không?

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *