Đối với hầu hết những người phương Đông, việc dạy con về tiền từ thủa còn thơ dường như là một việc khá lạ lùng mà rất ít ai làm. Vậy mà khi con trưởng thành, họ lại luôn đặt hy vọng con cái có thể thành công, kiếm được nhiều tiền trong tương lai. Như vậy, sẽ tạo gánh nặng và áp lực rất lớn trong lòng con trẻ. Ngược lại, người Do Thái cho con tiếp xúc với tiền thậm chí học cách kiếm tiền từ rất sớm. Vậy người Do Thái dạy con về tiền bạc như thế nào và mong muốn điều gì qua các bài học đó, cùng khám phá qua bài viết của Umit nhé.
1. Cách tư duy của cha mẹ người Do Thái
1.1 Khả năng sáng tạo
Phụ huynh Do Thái rèn luyện sự độc lập, sáng tạo, trách nhiệm, tăng khả năng chịu khó và năng lực kiếm tiền cho con khi chúng còn bé.
Để tìm ra những cách kiếm tiền khác biệt, mỗi đứa trẻ Do Thái đều phải nỗ lực học hỏi, quan sát và suy nghĩ từng ngày. Bản thân chúng phải là người tự tạo ra cơ hội kiếm tiền.
Một câu chuyện được kể lại rằng: Nếu như ngày nhỏ chúng ta thường được nghe kể những câu chuyện cổ tích, cô gái ở hiền gặp lành, hoặc người anh hùng diệt trừ cái ác,… thì đối với trẻ em Do Thái, chúng cũng được kể chuyện nhưng theo một cách khác. Cha mẹ Do Thái sẽ kể chuyện 4 ngày, dụng cụ có thể bằng cà vạt, áo sơ mi, búp bê và quyển vở. Ba ngày còn lại sẽ để cho những đứa trẻ kể chuyện cho họ nghe.
Tưởng chừng việc “đổi vai” này chỉ giúp cho cha mẹ có những ngày nghỉ, không cần kể chuyện sau ngày làm việc vất vả nhưng ý nghĩa của nó còn nhiều hơn thế. Việc này giúp những đứa trẻ trau dồi tư duy, nâng cao khả năng sáng tạo, khả năng biến tấu ngôn ngữ và sự tự tin không ngại thuyết trình trước đám đông.
1.2 Tìm kiếm giá trị của chính mình
Chúng ta có lẽ đã quen với nền giáo dục bị động: “Làm được bao nhiêu việc, hưởng được bấy nhiêu tiền!”
Với người Do Thái, họ tư duy ngược lại. Họ để trẻ tự khám phá năng lực của chính mình. Để bọn trẻ tự đi dạo trong sân, chúng tự tìm hiểu về giá trị bản thân và khả năng :”Tôi có thể làm được gì, điều đó mất bao nhiêu thời gian và đáng bao nhiêu tiền?” Đây là một quá trình tự phản tư năng lực và hoàn thiện chính mình.
Tìm kiếm nhu cầu xung quanh, so sánh với khả năng của mình, tìm điểm chung và bắt đầu lên kế hoạch, đó đều là những cơ hội mà tự bạn có thể tìm lấy.
Cha mẹ đừng bị lối suy nghĩ mòn rằng kể với con những việc không tốt trong công ty là than vãn, là reo rắc suy nghĩ tiêu cực cho con. Hãy nói cho con về đặc điểm nhân viên kém, thiếu năng lực và đặc điểm nào của nhân viên tận tụy, thông minh. Dịch vụ nào tốt, nên ứng xử như nào khi tiếp nhận phản hồi từ người xung quanh. Hãy để trẻ có hình mẫu để phát triển cho bản thân và khái niệm với những vấn đề kinh doanh quản lý.
2. 5 chiếc lọ tài chính của người Do Thái
Để dạy con quản lý tài chính, cha mẹ người Do Thái sử dụng 5 chiếc lọ đại diện cho từng khoản chi trong cuộc sống. Mỗi chiếc được đánh dấu với 5 nhãn khác nhau như sau: chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư và đóng thuế.
Cha mẹ cho con 10 đồng Shekel (tiền Israel), trẻ sẽ được dạy bỏ vào 5 lọ với số tiền khác nhau tương ứng với sự cần thiết và mức độ ưu tiên của từng lọ. 5 đồng đầu tiên sẽ để cho chi tiêu hàng ngày, lọ từ thiện, tiết kiệm và đóng thuế sẽ là 3 đồng cho 3 lọ, 2 đồng còn lại sẽ dành lọ đầu tư.
Trong đó, có một số quy tắc như sau: lọ từ thiện để giúp đỡ người có hoàn cảnh kém hơn mình sẽ được mở vào cuối tuần. Lọ thuế sẽ được mở vào cuối tháng. Lọ tiết kiệm chỉ được dùng vào trường hợp khẩn cấp như gia đình gặp khó khăn hoặc những dịp cực kỳ đặc biệt. Cuối cùng lọ đầu tư chỉ được mở khi nó đã được lấp đầy các đồng tiền.
Những đứa trẻ sẽ có quyền được quyết định chi tiêu, nên dùng cho cái gì và cái gì chúng muốn tiêu. Kể cả khi chúng mắc sai lầm, cha mẹ không giúp đỡ hay sửa chữa sai lầm giúp chúng mà để trẻ tự học hỏi sau những sai lầm. Cha mẹ sẽ chỉ là “quân sư” xuất hiện khi thật sự cần thiết. Điều này giúp trẻ học tư duy phản biện, tự rút ra bài học và biết cách sáng tạo, chịu trách nhiệm cho quyết định và hành động của mình.
Quản lý tài chính không phải là một việc đơn giản, thậm chí những người có thời gian đi làm lâu năm, biết cách kiếm tiền nhưng họ vẫn còn phải “vật lộn” khá nhiều trong quá trình quản lý tiền bạc. Nên nếu làm chủ được đồng tiền, biết cách sắp xếp chúng trong cuộc sống thì những chuyện khác như làm việc, nghỉ ngơi sẽ dễ giải quyết hơn trong cuộc sống. Họ hiểu được điều đó nên có lẽ đây là lý do mà cha mẹ người Do Thái đã giáo dục tiền bạc cho con cái của mình từ sớm. Điều này lý giải trẻ em Do Thái phát triển thành công hơn và có sự hài lòng hơn với cuộc sống. Trong khi hầu hết chúng ta đều đang vật lộn với đồng tiền, có người không thoát khỏi vòng xoáy của nợ nần, lãi mẹ cùng hàng loạt lãi con thì người Do Thái vẫn hài lòng với tài chính và công việc kinh doanh của họ.
Thế nên, thay vì chiều chuộng hay gò bó, quá tập trung cho trẻ vào những môn học trên trường lớp, cha mẹ nên để tâm nhiều hơn tới khả năng của trẻ. Tìm một cách giáo dục phù hợp và dạy con những kỹ năng sống từ nhỏ.
Bài viết cùng chủ đề:
➤ Bí quyết luyện con thành tài của mẹ Do Thái
➤ Cách dạy con thông minh sớm của người Nhật
➤ Dạy trẻ tự lập từ nhỏ như thế nào