1. Vậy người Nhật dạy con thế nào về tiền bạc?

Hầu hết các quốc gia ở Châu Á, cha mẹ sẽ quản lý tiền tiêu vặt của con cái và sẽ chi thêm cho các khoản phát sinh. Còn ở Nhật thì lại không tồn tại tình trạng như thế nhằm mong muốn trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền và tự quản lý chi tiêu của mình sao cho hợp lý. 

Các bậc cha mẹ Nhật đưa tiền tiêu cho con cái một lần vào đầu tháng, nếu chẳng may các em có tiêu hết thì cũng sẽ không được cho thêm khoản nào cả. Do đó, ngay từ đầu các bé đã phải học cách tính toán, chi tiêu sao cho hợp lý trong 1 tháng. Nếu trẻ khao khát một kế hoạch nào đó liên quan đến tài chính thì buộc phải lao động để nhận được thù lao và tích lũy lại để đạt được món tiền cần có cho kế hoạch đó.

Người nhật dạy con như thế nào về tiền bạc

Ngay khi còn là học sinh mầm non, mỗi em sẽ được bố mẹ cho tiền tiêu vặt từ 50 đến 70 yên( tiền Nhật ) trong một ngày. Các bé có thể mua cho mình đồ chơi, bánh kẹo, giấy bút màu… nếu muốn mua đồ với giá cao hơn, các bé phải tiết kiệm.

      Khi lên lớp 1, các bé bắt đầu có tiền tiêu vặt hàng tháng, đầu tiên là 1000 yên để bé tự mua được thứ mình thích, nếu đã sử dụng hết tiền thì thôi, muốn cũng phải chịu, chờ đến tháng sau. Tùy từng gia đình mà quyết định khoản tiêu vặt đó dùng để mua gì. Mà trẻ con đã mua trong số tiền đó rồi thì cha mẹ không mua thay nữa.

      Càng lên lớp trên thì số tiền tiêu vặt của các bé càng tăng thêm. Cụ thể mỗi lớp học sẽ tăng thêm khoảng 100 yên, lưu ý không được tăng quá nhiều

      Số tiền tiêu vặt hàng tháng đó, các bé có thể mua kẹo, mua bút, mua tẩy hay một thứ đồ chơi nào đó rẻ tiền mà bé muốn mua. Bố mẹ có thể sắm cho con một quyển sổ chi tiêu để các bé ghi chép hàng tháng nhận bao nhiêu, chi cho cái gì và còn lại bao nhiêu.

       Ngoài ra bố mẹ Nhật còn có phương pháp là nếu con khao khát một kế hoạch nào đó liên quan đến tài chính thì buộc phải lao động để nhận được thù lao và tích lũy lại để đạt được món tiền cần có cho kế hoạch đó.

       VD: Cô chị cần tiền để đi mua sắm với bạn (ngoài những thứ cha mẹ phải có bổn phận để sắm sửa cho) thì mỗi ngày con đều phải gấp quần áo rồi đem tới chỗ đựng cho mọi người, dọn dẹp phòng sinh hoạt cho đẹp đẽ, ngăn nắp. Mỗi giờ làm việc bé sẽ nhận được tiền thù lao từ bố mẹ. Sau đó sẽ gom góp lại để đi chơi với bạn và được phép chi tiêu số tiền đó theo ý mình.

Người Nhật dạy con thế nào về tiền bạc
Dạy con cách tích lũy tiền để thực hiện được kế hoạch

       Lên bậc Trung Học Cơ Sở, mỗi em được cho tiền chi tiêu cá nhân trung bình từ 5000 đến 8000 yên trong 1 tháng tùy theo kinh tế của mỗi gia đình. Với số tiền đó thì các em phải tự chi trả tất cả các khoản như đồ dùng học tập, mua sắm quần áo, giày dép, sinh nhật bạn,…Nếu muốn mua khoản tốt hơn, đương nhiên các em sẽ phải tiết kiệm.

      Bằng những việc này trẻ em dần dần hiểu được tiền nong không phải là vô giới hạn và phải biết chi tiêu trong khả năng của mình. Tuy nhiên, để tránh được sự lạnh lùng và rạch ròi quá mức trong quan niệm về tiền nong, bố mẹ vẫn phải khuyến khích cho các con nên chia sẻ với bạn bè, mọi người không nên sòng phẳng quá.

      VD: Con trai đi chơi lễ hội với bạn, bạn hết tiền thì con có thể mua que kem tặng bạn. Đi chơi thấy người ăn xin, bé có thể lấy tiền ăn sáng của mình để đưa cho họ. Hãy giúp con trẻ biết cân bằng tài chính và khéo léo trong chi tiêu nhưng cũng đừng để con quá chi li và coi trọng tiền nong hơn tình cảm con người.

Dạy con nên tôn trọng tình cảm hơn tiền bạc

      Ở Nhật, phí đại học rất cao và tốn kém. Theo cuộc khảo sát năm 2014 của Bộ giáo dục ở Nhật Bản thì mức học phí đại học rơi vào khoảng 90 man ( 180 triệu đồng Việt Nam ). Nếu tính cả một số chi phí đi kèm khác thì mỗi năm học đại học ở Nhật Bản tốn khoảng 1,43 triệu yên (gần 300 triệu đồng Việt Nam). Như vậy, ở Nhật Bản nuôi con học đại học rất khổ cực nên cha mẹ Nhật luôn muốn con biết chi tiêu sao cho tiết kiệm và hợp lý. Cha mẹ Nhật sẽ trả tiền học phí và một phần tiền phòng trọ cho con nhưng bù lại con phải biết vừa học vừa làm để trang trải tiền sinh hoạt như tiền ăn, tiền uống…

     Đối với những đứa trẻ muốn đi du học cũng vậy. Cha mẹ Nhật chỉ chi trả tiền học phí và một phần tiền sinh hoạt, còn lại con sẽ phải tự biết chi trả. Điều này rèn luyện cho con cách sống tự lập.

     Đối với những đứa trẻ đã đủ 18 tuổi mà không học đại học thì cha mẹ lại có cách dạy con khác. Theo thống kê năm 2015, trẻ được 18 tuổi đã trưởng thành và có thể rời xa gia đình. Nhưng 18 tuổi cũng không phải là quá lớn để quyết định tất cả mọi việc, trẻ vẫn cần sự can thiệp, định hướng của cha mẹ. Vì vậy trong giai đoạn này, trong tháng đầu tiên, cha mẹ Nhật sẽ trợ cấp tiền cho con nhưng vẫn đốc thúc con đi làm kiếm tiền không được phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp đó. Và càng các tháng sau đó, tiền trợ cấp cho con sẽ ngày càng ít đi, đòi hỏi con phải biết tự lập, không được phụ thuộc vào cha mẹ nữa.

2. Người Nhật có mong muốn sau này con cái thành công rồi quay lại nuôi họ hay không?

     Người Nhật ý thức rất rõ về tài sản của họ. Họ làm giàu bằng nỗ lực bản nhân chứ không phụ thuộc vào ai cả. Mọi người Nhật đều làm việc và kiếm tiền ngay cả khi họ đã về hưu. Họ am hiểu công nghệ, tìm hiểu hoạt động thị trường kinh tế và tự đầu tư trực tuyến chứ họ không nghĩ mình già rồi con cái phải chăm lo mình để báo đáp. Vì vậy, khi về già, người Nhật không nhất thiết sau này con cái phải nuôi lại họ. Họ chỉ cần khi mình mất đi, con cái biết lo tang lễ và bàn thờ tổ tiên là đủ…

Làm chủ được tài chính là một điều quan trọng đối với tất cả mọi người. Khi làm chủ được tài chính thì sẽ biết hài lòng với những gì mình có hoặc nếu có khát vọng lớn hơn thì chỉ có thể lao động tích cực để có nhiều hơn.

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *