Ngày càng có nhiều phương pháp để nuôi dạy con, cha mẹ sẽ có rất nhiều sự lựa chọn để giúp con mình có những định hướng và sự phát triển hơn. Nhưng tựu chung lại, những phương pháp hiện đại sẽ đều tập trung gốc rễ nằm ở việc chú trọng phát triển tiềm năng từ chính đứa trẻ thay vì dạy trẻ quá nhiều kĩ năng. Và nổi bật trong xu hướng ấy chính là phương pháp Montessori. Bài viết này sẽ đề cập chi tiết về nguồn gốc, những ưu nhược điểm và lời khuyên khi ứng dụng phương pháp này với trẻ ở độ tuổi nào thì phù hợp.

1. Phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp Montessori là gì

Phương pháp Montessori là một phương pháp được sáng lập từ Tiến sĩ  Maria Montessori. Bà vừa là nhà trị liệu vừa là nhà giáo dục học, bà nổi tiếng với phương pháp giáo dục trẻ em dưới tên của bà. Montessori là phương pháp giáo dục trẻ bằng cách học thông qua các giáo cụ trực quan. Từ đó đẩy mạnh vào sự phát triển các giác quan của trẻ và đặc biệt coi trọng các tiềm năng riêng biệt của từng đứa trẻ.

 

2. Phương pháp Montessori có điểm gì nổi bật hơn với phương pháp truyền thống

So với phương pháp giáo dục truyền thống, khi lớp học có hàng chục trẻ em và chỉ một giáo viên chất lượng với một bài giảng thì Montessori khác biệt ở chỗ lấy chính trẻ nhỏ làm trọng tâm trong lớp chứ không phải giáo viên. 

Điểm đặc biệt của phương pháp Montessori chính là tôn trọng cá tính riêng biệt, sự khác biệt của mỗi trẻ. Sự phát triển tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ đều được tôn trọng, mỗi đứa trẻ là một hành trình khác nhau với thời gian khác nhau nhưng trẻ đều được trang bị những kiến thức thực tiễn đầy đủ. 

Montessori chính là tôn trọng cá tính riêng biệt, sự khác biệt của mỗi trẻ

Phương pháp Montessori sẽ hiệu quả nhất khi được ứng dụng để xây dựng nền tảng cơ bản cho mỗi đứa trẻ từ những năm đầu đời. Đặc biệt là giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi, khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển não bộ, các giác quan và khả năng tiếp thu thông tin và kiến thức bên ngoài. Giáo dục bằng Montessori sẽ khiến trẻ vừa phát triển ở não bộ, giác quan vừa hình thành những kỹ năng xã hội gốc rễ như khả năng độc lập, tự kỷ luật, giao tiếp, tinh thần hợp tác…

 

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp Montessori

3.1 Ưu điểm của Montessori

3.1.1. Phát triển sự độc lập 

Ưu điểm của Montessori là phát triển sự độc lập

Vì Montessori tập trung mạnh vào từng đứa trẻ nên trẻ có rất nhiều bài học trong cuộc sống. Một số bài tập tiêu biểu có thể kể tới như tự mặc/ cởi áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn, tự buộc dây giày, tự ăn,…

Những bài học sẽ được thực hành từ sớm để rèn luyện tính tự lập của trẻ. Trẻ sẽ được học cách độc lập, không nhờ cậy vào sự giúp đỡ của người lớn khi chính trẻ có khả năng làm được.

3.1.2. Phát triển trí thông minh

Montessori tập trung rất nhiều tiềm năng của trẻ, đây là những yếu tố nếu được rèn luyện sớm thì sẽ tác động tích cực tới sự thông minh và cách tư duy của trẻ. Khi trẻ đã được rèn luyện sự kỷ luật khi tự học thì bộ não sẽ phát triển rất nhiều bởi nó sẽ được hoạt động nhiều hơn so với việc học bị động khi chỉ làm theo hướng dẫn của giáo viên. 

Các chủ đề giáo dục của Montessori đa dạng nhưng sẽ tập trung nhất vào 5 lĩnh vực: Thực hành cuộc sống, Ngôn ngữ, Giác quan, Toán học và Văn hóa. Phát triển phong phú sự hiểu biết từ sớm sẽ khiến trẻ có góc nhìn nhân sinh quan rất độc đáo từ nhỏ.

3.1.3. Phát triển trí nhớ

Tiếp thu đa dạng kiến thức vừa giúp trẻ phát triển khả năng tư duy vừa tăng cường cả trí nhớ. Đồng thời khi trẻ tự học, trẻ sẽ tự tìm tòi, giải đáp thắc mắc của trẻ để học về thế giới xung quanh từ đó trẻ ghi nhớ lâu hơn và sâu sắc hơn. 

3.1.4. Giúp trẻ phát triển nhân cách

Bên cạnh việc phát triển tư duy, trí nhớ thì trẻ cũng được dạy song song về nhân cách. Trẻ sẽ được học cách tự chăm sóc chính mình, hiểu, yêu thương và học cách chăm sóc mọi người và cả môi trường xung quanh. Điều này giúp trẻ phát triển về nhân cách, sự yêu thương, nhân ái với mọi thứ xung quanh trẻ. 

Giúp trẻ phát triển nhân cách

 

3.2 Nhược điểm của Montessori

3.2.1. Tốn kém tài chính

Các chương trình giáo dục theo đúng chuẩn Montessori quốc tế thường có chi phí rất cao. Mỗi chương trình học thường phải chuẩn bị nhiều tài liệu, dụng cụ, đồ chơi đi kèm cho trẻ trong buổi học. Chưa kể tuyển chọn và đào tạo giáo viên để dạy Montessori chất lượng cũng sẽ là một chi phí rất lớn. Cho nên không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con học Montessori.

3.2.2. Chương trình học không giống nhau 

Tuy cùng chung một  mục tiêu, tiêu chuẩn giảng dạy nhưng sẽ khó mà thấy phong cách và chương trình dạy Montessori giống nhau. Bởi ở mỗi vùng, mỗi trường sẽ có những sự khác biệt để phù hợp với địa phương và từng đặc điểm của trẻ. Do đó cha mẹ cũng nên nghiên cứu kỹ về tiêu chuẩn từng vùng với nhu cầu của cha mẹ khi quyết định cho trẻ theo học.

3.2.3. Không phải lúc nào sự độc lập cũng tốt

Điều gì cũng sẽ có hai mặt. Độc lập là tốt nhưng sự độc lập quá sẽ khiến trẻ khó hòa nhập với nhiều môi trường khác nhau, điều này dễ khiến trẻ cảm thấy cô đơn, ít mối quan hệ xung quanh. Hoặc sự độc lập ấy khiến trẻ cho mình hơn người khác, có thái độ không đúng với những đứa trẻ đồng trang lứa khác hay những người xung quanh. 

Nhược điểm của Montessori

 

4. Cách áp dụng cho từng lứa tuổi cụ thể

4.1 Độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi

Các lớp dành cho độ tuổi này có tên gọi là Ngôi Nhà Trẻ Thơ, lớp học có sự pha trộn giữa các lứa tuổi. Số lượng thường từ 20-30 học sinh, được phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một trợ giảng. Bàn ghế trong lớp được thiết kế phù hợp với các hoạt động, có thể sử dụng cho từng cá nhân hoặc các hoạt động nhóm. Giá để học cụ cũng được thiết kế và sắp xếp hợp lí với tầm với của trẻ. Giáo viên sẽ giới thiệu mẫu hầu hết các hoạt động, sau đó trẻ tự do lựa chọn hoạt động mà chúng yêu thích. Các học cụ và hoạt động trong lớp học sẽ  giúp trẻ thực hành được rất nhiều kỹ năng từ cơ bản cho đến phức tạp.

Hoạt động nhóm ở trẻ trong Phương pháp Montessori
Hoạt động nhóm ở trẻ trong Phương pháp Montessori

4.2 Độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi

Các lớp học có số lượng học sinh từ 30 học sinh hoặc hơn, được phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một hoặc nhiều trợ giảng. Cũng có sự pha trộn lứa tuổi ở bậc học này , tuy nhiên sẽ không có quá nhiều sự chênh lệch độ tuổi (Thường gặp nhất là 6-9 tuổi và 9-12 tuổi). Học sinh sẽ được học và phân chia thành nhóm, sau đó là hoạt động độc lập theo khả năng và sở thích của bản thân. Quy mô hay chủ đề của bài học khá rộng. Học sinh ở giai đoạn này rất cần được giáo dục để nhận biết vai trò của con người trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau khi tác động vào thế giới xung quanh. Các học cụ và bài học trong giai đoạn này được thiết kế phục vụ cho các môn học như ngôn ngữ, toán học, lịch sử, các môn khoa học, mỹ thuật, vv… Ngoài ra, học sinh còn được tham gia khám phá môi trường sống xung quanh thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa, dã ngoại.

4.3 Độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi

Thực tế thì người sáng lập ra phương pháp Montessori không thiết kế chương trình đào tạo chi tiết cho các bậc học này. Tuy nhiên, một số trường học đã mở rộng chương trình của mình lên đến bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học. Ngoài ra, một số tổ chức Montessori đã phát triển chương trình đào tạo giáo viên thông qua nhiều khóa học khác nhau.

Học sinh trong giai đoạn này nên được tiếp xúc thực tế và gần gũi thiên nhiên, đặc biệt là học sinh ở thành phố. Đây là tiêu chí và phương châm hàng đầu mà các phương pháp Montessori và các nhà giáo dục nhắm tới đối với chương trình học ở thời kỳ này.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Cách kiểm tra xem trẻ có phù hợp với phương pháp Montessori không

Cách ứng dụng phương pháp Montessori trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ

Tìm hiểu phương pháp Glenn Doman

Tìm hiểu phương pháp Reggio Emilia

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *