Cuộc sống càng phát triển, chúng ta lại càng có nhu cầu cao hơn về đổi mới, sáng tạo và các giải pháp mang tính “cá nhân hóa”, giáo dục cũng không phải ngoại lệ. Những phương pháp giáo dục tập trung vào từng đứa trẻ dần được cha mẹ hưởng ứng nhiều hơn, đặc biệt là STEAM. Nhưng cũng có nhiều cha mẹ băn khoăn liệu đứa trẻ nghịch ngợm, bướng bỉnh có phù hợp với phương pháp giáo dục STEAM này không? 

Phương pháp STEAM có hiệu quả với trẻ bướng bỉnh?
Phương pháp STEAM có hiệu quả với trẻ bướng bỉnh?

1. Phương pháp STEAM là gì?

STEAM là một phương pháp học mới được tích hợp bởi nhiều môn khác nhau: Khoa học –  Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, Nghệ thuật – Art và Toán học – Mathematics.

5 môn tích hợp trong STEAM
5 môn tích hợp trong STEAM

Điểm nổi bật của STEAM chính là sự kết hợp giữa 5 môn học thông qua việc làm, dự án và tư duy thiết kế thay vì học riêng lẻ từng môn với khối lượng kiến thức lớn và khô khan. 

Nhiều kết quả của những nghiên cứu cho thấy, khi trẻ được học kết hợp nhiều lĩnh vực trong cùng một môn học, thí nghiệm hoặc dự án thì mức độ hứng thú, khả năng sáng tạo của trẻ tăng lên đáng kể. Điều này sẽ giúp trẻ tăng cường mức độ tập trung, rèn luyện sự kiên nhẫn đồng thời xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết khô khan và thực tiễn. Chính những bài học thực hành này giúp trẻ hiểu sâu, ghi nhớ bài học lâu hơn.

2. Lợi ích của phương pháp STEAM

Một điều dễ thấy là con người sẽ không tạo ra những phát minh mới nếu như những phương án đó không tạo ra giá trị cho con người. Phương pháp giáo dục STEAM được nhiều cha mẹ tin và áp dụng hẳn cũng có những lợi ích đặc biệt của riêng nó.

Lợi ích của ứng dụng STEAM trong giáo dục
Lợi ích của ứng dụng STEAM trong giáo dục

Thông qua việc kết hợp liên môn, học bằng thực hành, dự án, các cuộc hỏi đáp và sử dụng tư duy thiết kế, các bé sẽ tiệm cận những kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21 ngay từ những bước đầu tiên.

Kỹ năng giải quyết vấn đề:  STEAM có khá nhiều đề bài theo từng cấp bậc: dễ tới khó, để xử lý được các cấp của bài toán, mỗi đứa trẻ cần tự tư duy và suy nghĩ để tìm ra lời giải. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp các em học sinh biết tìm ra các điểm mấu chốt, nguyên nhân chính của vấn đề và tìm ra giải pháp cho chính mình. Kỹ năng này cũng sẽ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều, từ những mâu thuẫn mối quan hệ, vấn đề phát sinh trong công việc,…

Tư duy phản biện: Hay còn được gọi là tư duy phân tích, đây là quá trình con người suy nghĩ, phân tích, đánh giá một số thông tin đã có nhằm khẳng định lại tính chính xác của vấn đề hoặc tìm ra những khía cạnh mới. Lập luận được tạo ra để phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng và công tâm thì mới đủ mạnh mẽ để “phản” lại điều đã có. Kỹ năng này cũng sẽ quan trọng không kém bởi nó sẽ tạo ra nhận thức mới, xóa bỏ đi những quan niệm đã cũ, lạc hậu. Ví dụ như: thời ông cha ta còn phong tục “tảo hôn” cổ hủ thì hiện nay, sau rất nhiều nỗ lực để thay đổi góc nhìn của người dân thì nạn tảo hôn đã được giảm đi đáng kể. 

Khi áp dụng phương pháp STEAM thì đứng trước một vấn đề nào đó, các em luôn đặt ra câu hỏi “Liệu đây có phải là phương án tối ưu nhất hay chưa?” “Có cách nào tốt hơn để làm không?” Những câu hỏi này buộc các em phải suy nghĩ “ngược” lại, sáng tạo để các em tiếp tục cải tiến giải pháp của mình.

Tư duy thiết kế: Hiểu đơn giản thì đây là cách tạo ra giải pháp cho một vấn đề. Ứng dụng của kỹ năng này là khả năng sắp xếp, chọn lọc và cân nhắc các giải pháp, lựa chọn cái nào tốt nhất và tối ưu nhất cho vấn đề. Tư duy thiết kế được sử dụng phổ biến không chỉ trong học tập, công việc mà còn nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Các kỹ năng khác như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm, nghiên cứu thông tin… cũng được rèn luyện rất nhiều trong quá trình học STEAM.

3. Những đặc điểm của trẻ bướng bỉnh

Ba mẹ cần hiểu tâm sinh lý và hành động của các con trước. Không phải tất cả trẻ thích làm theo ý kiến cá nhân đều là trẻ bướng bỉnh, đôi khi chỉ là bé có cá tính mạnh, sự độc lập nên bé thường có chính kiến riêng.

Trẻ bướng bỉnh có biểu hiện gì
Trẻ bướng bỉnh có biểu hiện gì

Trẻ có cá tính mạnh và chính kiến có nhiều tiềm năng rất thông minh và sáng tạo. Ngược lại, trẻ bướng bỉnh thường cố chấp giữ ý kiến của mình và không sẵn sàng lắng nghe góc nhìn người khác. Một số đặc điểm dễ nhận thấy của trẻ bướng bỉnh là:

– Có khát vọng được công nhận mạnh. Trẻ sẽ tìm kiếm sự chú ý, quan tâm của bạn thường xuyên.

– Luôn luôn làm những gì mình thích cho bằng được

– Có xu hướng tức giận nhiều hơn những trẻ khác, khó kiểm soát cảm xúc

– Có tố chất lãnh đạo nhưng thường “áp đặt” người khác, khó lắng nghe người xung quanh

– Muốn mọi thứ xoay quanh tốc độ của mình

– Độc lập, cố chấp có thể tới mức cực đoan

4. Trẻ em bướng bỉnh có học được STEAM hay không?

Trẻ bướng bỉnh thì vẫn có thể áp dụng được phương pháp giáo dục STEAM. STEAM không giống cách giáo dục truyền thống, nếu càng ép trẻ vào khuôn mẫu, trẻ có cá tính sẽ càng cảm thấy khó chịu và không sẵn sàng lắng nghe.

Nhưng với STEAM, người dạy chỉ cần tạo điều kiện cho trẻ tìm thấy tình yêu, đam mê đối với môn học và cung cấp những phương pháp cần thiết là trẻ có thể tự mình tìm thấy sự thích thú học hỏi, khám phá và học STEAM một cách hiệu quả.

Các cách cha mẹ có thể ứng dụng cho con khi học STEAM như: Học qua làm, học qua dự án, học tập giải đáp câu hỏi và tư duy thiết kế.

Cả bốn phương pháp này đều hướng đến các bé là trung tâm, người dạy chỉ tổ chức, hướng dẫn, các bé sẽ tự tìm tòi, khám phá, thực hiện các thí nghiệm, dự án… để tự mình tìm ra kiến thức. Chúc cha mẹ thành công! 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Phương pháp Steam – Vươn tầm ra thế giới

➤ So sánh phương pháp Reggio Emilia và Steam

➤ 11 kỹ năng sống quan trọng cha mẹ nên dạy khi bé 5 tuổi

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *