Phương pháp STEAM là một trong những phương pháp giáo dục tiên tiến hiện nay, được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản… Việt Nam tuy bắt đầu muộn khi vài năm gần đây mới bắt đầu ứng dụng Steam vào trong chương trình giáo dục cho học sinh. Nhưng bạn có hiểu thực tế Steam là gì không? Steam sẽ mang lại những hiệu quả gì trong giáo dục. Cùng tìm hiểu kĩ về phương pháp này cũng như lợi ích, tác dụng của phương pháp đối với trẻ nhé.  

1. STEAM nghĩa là gì?

STEAM là một phương pháp giáo dục kết hợp các môn học truyền thống là: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Phương pháp nhấn mạnh việc học chủ yếu dựa trên thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống, học qua sách vở, kiến thức lý thuyết. Từ đó Steam được đánh giá là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống (chỉ dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá) thì chuyển sang giúp học sinh hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức với đời sống, giúp hình thành thêm kỹ năng sống cho trẻ từ sớm.  

phương pháp STEAM nghĩa là gì

Về giá trị cốt lõi thì phương pháp Steam không khác nhiều với chương trình giáo dục thông thường nhưng chương trình Steam thành công ở khả năng truyền cảm hứng học cho trẻ. Trẻ sẽ không còn cảm thấy việc học giống như bị nhồi nhét kiến thức mà trẻ được tự do tìm hiểu, thích thú với những kiến thức được học và từ đó phát huy tiềm năng bản thân. Chưa kể, học sinh được tham gia rất nhiều hoạt động thảo luận cùng nhau như bàn luận, tranh biện với nhiều chủ đề đa dạng từ vấn đề ô nhiễm môi trường, y tế tới việc nâng cấp chất lượng việc học như cách rèn luyện tư duy sáng tạo, phản biện.  

 

2. Những lợi ích và tác dụng của phương pháp

2.1 Kỹ năng làm việc nhóm

Trong các giờ học được thiết kế theo kiểu STEAM thì các em có nhiều thời gian được làm việc chung theo nhóm. Các em được giao cho chủ đề và sẽ phải làm việc với những bạn khác để ra được kết quả. Khi đó các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau, đưa ra ý tưởng, thảo luận hỗ trợ nhau để đạt mục tiêu đã đặt ra. Học cách làm việc nhóm từ nhỏ sẽ giúp em xây dựng được khả năng giao tiếp, lắng nghe, kết nối với những người xung quanh. Và đây cũng là kỹ năng quan trọng mà cần có trên con đường trưởng thành của các em. 

2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trẻ sẽ được phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách khoa học nhất. Thầy cô chủ yếu đóng vai trò giúp các em tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả thông qua gợi ý các câu hỏi, ứng dụng khả năng quan sát, suy luận. Việc tìm ra đáp án chỉ là một phần để thầy cô đánh giá năng lực của học sinh, và phần còn lại quan trọng hơn đó là giúp các em thật sự hiểu vấn đề để có quy trình giải quyết logic, ngắn gọn nhất. Từ đó, tư duy của trẻ dần trở nên logic, có thể phản tư khi gặp những vấn đề trong cuộc sống. Với những đứa trẻ được giáo dục bằng phương pháp Steam từ nhỏ sẽ có cách nhìn nhận vấn đề đa chiều và sâu sắc hơn, xử lý nhanh và hiệu quả khiến người lớn phải bất ngờ.

2.3 Khuyến khích trẻ thử nghiệm khám phá

STEAM đặt nhiều sự quan tâm đến sáng tạo, sự đổi mới qua cuộc thử nghiệm với mục đích kích thích sự khám phá trong trẻ ở quá trình học. Những thử nghiệm mang tính tăng tiến này không những giúp trẻ dễ hiểu, nhìn nhận vấn đề đúng hơn mà còn không tạo ra áp lực học tập cho trẻ. Lứa tuổi mầm non là trẻ có cái nhìn khá mơ hồ, chưa rõ ràng về mọi vật nên hầu như trẻ học qua cách quan sát và bắt chước người lớn. Nhờ vào phương pháp giáo dục này giúp trẻ hiểu, tiếp thu nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn các kiến thức đã học. Trẻ cũng được truyền cảm hứng về sự sáng tạo, từ đó dẫn tới sự thực hành những thử nghiệm của chính các em. 

Khuyến khích trẻ thử nghiệm khám phá

2.4 Thực hành

Điểm nổi bật mà STEAM khác với phương pháp truyền thông là các em không chỉ học để hiểu lý thuyết mà còn biết vận dụng vào thực tế. So với những phương pháp giáo dục truyền thống, trẻ đa phần tiếp thu lý thuyết suông, đây là nguyên nhân lý giải cho việc nhiều em có điểm số cao trên ghế nhà trường nhưng khi ra thực tế lại hoàn toàn không vận dụng được. 

Nhằm khắc phục những hạn chế, song song với việc học thì trẻ còn được tạo điều kiện vận dụng vào thực tế như tự tạo ra những sản phẩm tương tự, quan sát quá trình ấp trứng, trồng cây,… hoặc hiểu về nguyên lý xuất hiện một sự vật hiện tượng nào đó. Những đứa trẻ được giáo dục theo phương pháp này sẽ có được nền tảng chắc và đa dạng hơn, các em cũng có sự chủ động để học, hiểu và kiểm chứng những kiến thức thay vì chỉ bị động tiếp nhận. 

2.5 Tiếp cận với công nghệ sớm

Trong thời đại công nghệ 4.0, trẻ cũng cần được giáo dục bằng những công nghệ tiên tiến nhất. Việc này sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập và sử dụng linh hoạt các loại thiết bị hỗ trợ khi cần thiết. Đây là nền tảng tốt để các em không bị tụt hậu, không cảm thấy lạc lõng giữa sự phát triển không ngừng của xã hội và công nghệ mới. Hơn thế nữa, việc học tập thông qua việc các thiết bị công nghệ sẽ giúp giáo viên tăng lượng kiến thức, làm bé tập trung và dễ hiểu hơn, dễ tiếp thu. Do đó, giáo dục trên nền tảng công nghệ luôn được đặt lên hàng đầu tại các trường học hiện nay.

Tiếp cận với công nghệ sớm

 

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp STEAM

3.1 Ưu điểm của phương pháp STEAM

3.1.1 Tăng tính sáng tạo cho học sinh

STEAM  cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện của 5 lĩnh vực trên dựa trên việc kết hợp giữa học lý thuyết và tham gia các hoạt động, trải nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, học sinh còn được phát triển tư duy sáng tạo bởi một trong những môn mà Steam tập trung là “Art” – “Nghệ thuật”.

Tăng tính sáng tạo cho học sinh

Nghệ thuật ở đây không chỉ đơn giản là ca múa, đàn hát, vẽ tranh,… mà nó còn bao hàm ý nghĩa rộng lớn hơn. Đó là cách giao tiếp, diễn đạt, trình bày thông tin và kết nối. Với STEAM, trẻ em được khuyến khích đặt câu hỏi, nhưng không phải câu hỏi bâng quơ mà cách suy nghĩ, lập luận, đặt câu hỏi ngược cũng được giáo viên luyện tập cho các em. Điều này giúp các em suy nghĩ sâu, chọn lọc và tìm hiểu kỹ càng các góc độ của vấn đề. 

3.1.2 Giúp trẻ có tương lai tươi sáng hơn

Giáo dục theo STEAM không chỉ mang lại sự nâng cấp, phát triển nhận thức cho toàn xã hội mà giúp cho thế hệ trẻ có tương lai tốt đẹp hơn. Với trẻ được tiếp cận tới các môn mang mới như khoa học, mỹ thuật,… thì các em cùng thế hệ trang lứa sẽ có nhiều cơ hội việc làm và được ghi nhận nhiều hơn với thế hệ trước. Ví dụ như ở các nước phát triển như Mỹ thì các công việc quan đến Khoa học, Thẩm mỹ hoặc Kỹ thuật có được thu nhập gấp đôi thu nhập trung bình của các công việc khác.

3.1.3 Tôn trọng sự khác biệt và lộ trình phát triển của trẻ

Phương pháp này cho phép trẻ có thể tự chọn đề tài, nội dung khám phá phù hợp với với sở thích và năng lực cá nhân. Tất nhiên điều này sẽ thu hút được hứng thú, tò mò của trẻ khi tham gia hoạt động. STEAM tập trung vào phát triển tiềm năng của trẻ cho nên mỗi trẻ có có lộ trình riêng của mình, thầy cô sẽ không có công thức nào để đánh giá các em. Từ đó mỗi em đều được khuyến khích, có động lực hơn trong việc bộc lộ và thể hiện đặc điểm và kỹ năng của bản thân.

3.2 Nhược điểm của phương pháp STEAM

3.2.1 Tiêu chuẩn chưa rõ ràng

Một trong những vấn đề lớn nhất của phương pháp STEAM là không có bản hướng dẫn chi tiết nào về việc học sinh nên học những gì hay điều kiện trình độ của giáo viên cho từng lĩnh vực. Bởi vì không có tiêu chuẩn cụ thể nhất định và các trường theo phương pháp STEAM đang tập trung vào các lĩnh vực giảng dạy, chủ đề khác nhau nên một số học sinh không được chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho cấp học cao hơn. 

3.2.2 Chi phí

Chi phí học phương pháp STEAM không hề rẻ. Bởi vì các giáo cụ trực quan, mô hình lớp học và tư liệu đi kèm đều có chi phí đầu tư cao. Ngoài ra, các thiết bị khoa học công nghệ hiện đại được ứng dụng cùng đội ngũ giáo viên có chuyên môn cũng ảnh hưởng nhiều tới học phí.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Tìm hiểu thêm phương pháp Montessori

Người Nhật dạy con thế nào về tiền bạc

11 kỹ năng sống quan trọng cha mẹ nên dạy khi bé 5 tuổi

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *