Việc chọn đúng nghề, có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp khai thác hết tiềm năng của bản thân cũng như đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Tuy nhiên không ít bạn sinh viên hiện nay vô cùng hoang mang, cảm thấy tuyệt vọng khi đứng trước những ngã rẽ nghề nghiệp. Do bản thân chưa có định hướng rõ ràng từ trước nên dễ mắc phải những sai lầm kinh điển – mà sinh viên nào cũng một lần gặp phải khi định hướng nghề nghiệp. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những sai lầm ấy, cách khắc phục cũng như một số lời khuyên cho các bạn sinh viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho bản thân. 

1. 5 sai lầm của sinh viên khi định hướng nghề nghiệp 

5 Sai lầm sinh viên nào cũng mắc phải khi định hướng nghề nghiệp

 

Nếu không có đam mê thật sự với lĩnh vực nào hoặc không có kế hoạch trước đó, nhiều bạn sinh viên sẽ dễ mắc phải những sai lầm sau đây:

1.1 Chọn theo phong trào

Đây là sai lầm vô cùng phổ biến đối với nhiều sinh viên. Nhiều bạn cho rằng những ngành nghề được đồn thổi là có mức thu nhập cao, nhu cầu tuyển dụng lớn là lựa chọn đúng đắn, sau khi ra trường dễ dàng tìm được việc ổn định. Tuy nhiên, nếu ngành nghề không phù hợp sẽ dễ gây nản chí dẫn đến việc bỏ giữa chừng. Bên cạnh đó, do độ hot của ngành thu hút nhiều bạn sinh viên nên khi ra trường tỉ lệ cạnh tranh rất lớn, khó tìm được vị trí phù hợp nếu không có đam mê và năng lực thật sự. 

1.2 Chọn theo sự rủ rê của bạn bè, sự sắp xếp của gia đình 

Lỗi sai này thường gặp phải ở những bạn không biết bản thân muốn gì. Mỗi cá nhân đều có tính cách, năng lực phù hợp với từng lĩnh vực khác nhau. Nhiều gia đình mong muốn con đi theo ngành nghề truyền thống hoặc bạn bè vì tình cảm nên rủ rê nhau học cùng trường, cùng ngành học. Nếu may mắn phù hợp với ngành thì bạn sẽ có cuộc sống sinh viên tuyệt vời. Nếu không, khi nhận ra không phù hợp bạn sẽ lãng phí thời gian để làm lại từ đầu. 

1.3 Chỉ chọn theo sở thích nhất thời 

Những ngành nghề hào nhoáng như nghệ thuật, y học, du lịch, nhà hàng khách sạn,… luôn có một vẻ hào nhoáng nhất định thu hút những bạn sinh viên. Vậy nên nhiều bạn đã bị thu hút và yêu thích vẻ bề ngoài đó cũng như tin vào những lời của trường đào tạo mà quyết tâm theo nghề. Đối với những ngành học như thế, nếu không có sự đam mê, rèn luyện và quyết tâm thì khả năng không theo nổi là rất cao. 

1.4 Chọn nghề không đúng với năng lực, sở thích của bản thân

Năng lực và sở thích là hai trong ba yếu tố quan trọng khi định hướng nghề nghiệp. Khi chọn phải ngành học không phù hợp với hai yếu tố trên sẽ dễ gây ra sự chán nản, không có cơ hội thể hiện năng lực thật sự của bản thân. Bên cạnh đó, do không phù hợp với sở thích nên không có động lực cũng như niềm vui trong công việc. Không chỉ việc, nếu ngành học quá khó so với năng lực thật sự thì bạn cũng không thể thể hiện tốt nhất, dễ bỏ cuộc vì đuối sức. 

1.5 Không tìm hiểu nhu cầu của xã hội 

Yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tỉ lệ tìm được việc sau khi tốt nghiệp. Nếu ngành nghề đáp ứng được nhu cầu xã hội trong nhiều năm tới thì sau khi ra trường, với năng lực tốt và siêng năng rèn luyện thì tỉ lệ tìm được công việc tốt sẽ rất cao. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ, chọn những ngành nghề không đúng với nhu cầu lúc đó sẽ dẫn đó tìm việc hoặc làm trái ngành.

2. Làm thế nào để tránh những sai lầm đó? 

làm thế nào để khắc phục những sai lầm đó

 

Những sai lầm trên chắc rằng những bạn sinh viên đã ít nhất một lần gặp phải. Vậy thì làm thế nào để tráng nhiều điều đó?

2.1 Tìm hiểu năng lực và thế mạnh của bản thân

Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng khi chúng ta làm việc đúng với thế mạnh sẽ mang lại tinh thần và hiệu quả cao hơn so với việc ta thích. Bên cạnh đó, công việc đúng với năng lực sẽ mang lại cơ hội để các bạn thể hiện bản thân cũng như cơ cơ hội phát triển và thăng tiến nhiều hơn. Tuy nhiên cũng không nên quá thiên vị yếu tố này mà nên cân bằng giữa năng lực và đam mê của bản thân để chọn được ngành nghề phù hợp nhất. 

2.2 Tìm hiểu rõ nhu cầu của thị trường 

Hãy luôn cập nhật thông tin, tìm hiểu những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn vào lúc bạn tốt nghiệp. Khi đó khả năng tìm một vị trí tốt sẽ rất cao. Bên cạnh đó, ngành nghề dù nhu cầu lớn đến đâu cũng sẽ có lúc bị bão hòa. Vậy nên cũng đừng quá chạy theo những xu hướng, mà phải biết kết hợp giữa nhu cầu xã hội, sở thích và năng lực cá nhân để có những định hướng đúng đắn trong tương lai. 

3. Cách tốt nhất để định hướng nghề nghiệp

Khi đã nhận ra những sai lầm của sinh viên khi định hướng nghề nghiệp và giải pháp khắc phục thì hãy tìm hiểu cách để có những định hướng đúng đắn cho bản thân.

3.1 Tăng cường trải nghiệm 

tăng cường trải nghiệm

 

Không phải ai cũng hiểu rõ những sở thích và năng lực của bản thân. Hãy tăng cường trải nghiệm nhiều lĩnh vực thông qua những buổi hội thảo, các hoạt động ngoại khóa, các khóa học, trải nghiệm của nhiều ngành nghề khác nhau. Bằng cách này bạn sẽ biết được bản thân phù hợp với những công việc thế nào, môi trường ra sao. 

3.2 Luôn cập nhật thông tin

Xu hướng nghề nghiệp có thể thay đổi liên tục. Ngành học hot vào đầu năm nay nhưng có thể 1-2 năm sau đã có dấu hiệu bão hòa nguồn nhân lực. Hãy luôn cập nhật xu hướng trong và ngoài nước để tìm được những cơ hội tốt nhất. 

3.3 Lắng nghe chính mình 

Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của các bạn sinh viên. Vậy nên hãy luôn lắng nghe, thấu hiểu những nguyện vọng của bản thân. Hãy tập cách dành thời gian cho chính mình để tìm ra đâu mới là con đường dành cho mình. 

Nếu bạn vẫn chưa có định hướng cho riêng mình thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Đừng đợi đến khi đến kỳ thực tập hay đến lúc ra trường mới bắt đầu suy nghĩ đến việc này. Hãy trải nghiệm nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn, tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực và cập nhật tin tức mỗi ngày. Bằng những cách đó bạn sẽ sớm tìm được công việc dành cho mình. 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Những nghề có thu nhập ổn định và bền vững

➤ Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách

➤ Sinh Trắc Vân Tay trong định hướng nghề nghiệp

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *