Tự kỷ là một khái niệm không mới trên thế giới, và ở Việt Nam tự kỷ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong 10 năm trở lại đây. Xu hướng này ngày càng phổ biến, đặc biệt các bé dưới 3 tuổi có nguy cơ cao dễ bị mắc hội chứng này. Điều này khiến cho các bé gặp khó khăn khi đến tuổi đi nhà trẻ hay mẫu giáo. Các bé dần trở nên khó hòa nhập, khó kiểm soát cảm xúc, dần bị cô lập “một mình”. Làm sao để cha mẹ biết được những dấu hiệu, biểu hiện của chứng “Rối loạn phổ tự kỷ” để can thiệp kịp thời?

1. Tự kỷ được hiểu như thế nào? Nguyên nhân do đâu trẻ mắc bệnh Tự kỷ?

Tự kỷ hoặc “Rối loạn phổ tự kỷ” là một khái niệm miêu tả việc rối loạn tâm thần thuộc hệ thần kinh, có ảnh hưởng tới não bộ. Tự kỷ được biết là có khả năng phát hiện khá sớm, theo thống kê cho thấy 75% người mắc đều được phát hiện trước 3 tuổi. 

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

Hiện nay, nguyên nhân của chứng tự kỷ ở trẻ em chưa tổng kết một cách chính xác nhưng các nhà khoa học quan tâm tới nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ bao gồm:

   – Di truyền: khoảng 80% rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện có liên quan tới gen di truyền của bố mẹ gây tổn thương tới não.

   – Một số bệnh lý ảnh hưởng như hội chứng X mỏng giòn, rubella bẩm sinh,…

   – Yếu tố môi trường được đặc biệt quan tâm: thời kỳ mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… Hoặc trẻ từ lúc sinh ra tiếp xúc thường xuyên hóa chất độc hại, sự ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng từ gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm yêu thương…cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ.

2. Làm sao phát hiện sớm trẻ mắc “Rối loạn phổ tự kỷ”

Tự kỷ là trạng thái rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, trẻ mắc tự kỷ sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài khá dễ nhận biết trong 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội, hành vi rập khuôn, bất thường và rối loạn cảm giác

2.1 Kỹ năng tương tác xã hội

Trẻ không thích nói chuyện, thường chủ động chơi một mình trong mọi hoạt động. Trẻ không nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện, nhu cầu giao tiếp không cao, mối quan tâm bị thu hẹp. Trẻ thường dành thời gian và sự chú ý, mối quan tâm vào tương tác với đồ vật hơn là với con người.

Trẻ không thích nói chuyện

2.2 Hành vi bất thường 

Trong cuộc sống trẻ có một số hành động khác lạ như hay đi kiễng chân, nhảy lên, tay xoắn vào nhau,… Trẻ cũng có một số thói quen lặp đi lặp lại như nằm đúng một chỗ, thích mặc một kiểu quần áo, sắp xếp đồ đúng một kiểu,… Trẻ thường dành thời gian để xem một thứ lặp đi lặp lại như xem quảng cáo, một bộ phim hoạt hình, điện thoại,…

Những dấu hiệu, biểu hiện cho thấy trẻ đang bị tự kỷ
Trẻ thường dành thời gian nhìn đồ vật

Khi giận dữ hoặc không được người lớn đồng ý cho điều gì đó, trẻ thường phản ứng bằng một số hành động tiêu cực như la hét, bứt tóc, dậm chân nhiều lần hoặc đập đầu vào tường nhiều lần. Trẻ không sợ hãi khi gặp những thứ nguy hiểm, có thể tự gây thương tích cho chính mình.

Ưa thích sự ổn định và cực kì ghét hoặc có những phản ứng tiêu cực, hoảng sợ trước những sự thay đổi như thay đổi đồ đạc, thay đổi nhà cửa hay đơn giản ba mẹ thay đổi kiểu tóc

2.3 Ngôn ngữ bất thường

Do không có nhu cầu giao tiếp nên một số trẻ có tình trạng thoái lui ngôn ngữ nghiêm trọng, trẻ quá chậm nói so với các bạn đồng trang lứa, nói không rõ hoặc mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ chỉ có thể nhại lại những lời nói của người xung quanh để thể hiện một nhu cầu nhất định như đi vệ sinh, đòi ăn, muốn bật tivi,..Trường hợp khác, trẻ thường nói những từ vô nghĩa, rời rạc hoặc lặp lại nhiều lần một câu hỏi nhất định. 

2.4 Rối loạn cảm giác

Thần kinh của trẻ mắc chứng tự kỷ được cho là nhạy cảm hơn những đứa trẻ bình thường. Cho nên những tiếng ồn như tiếng xe tải lớn, tiếng sấm sét, mưa đá, thường dễ làm trẻ mất bình tĩnh, hoảng sợ,… Trẻ cũng có thể sợ ánh sáng, sợ cắt móng  tay, sợ vật thể nhọn, sợ bị ôm ấp,…

Rối loạn cảm giác

Một vài trường hợp thì đối với trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ khá tốt, trẻ có thể nhớ số điện thoại, nhớ được vị trí đồ đạc, hoặc những câu nói, cảm xúc của mọi người. Nên có nhiều bậc cha mẹ nhầm tưởng con mình có khả năng bẩm sinh tốt. 

2.5 Bảng câu hỏi kiểm tra dấu hiệu tự kỷ ở trẻ

Nếu những biểu hiện trên khiến bạn có chút nghi ngờ hoặc chưa hình dung rõ về tình trạng của con mình thì bạn có thể suy nghĩ về một số câu hỏi dưới đây. Nếu quá nửa câu trả lời là “không” và có những biểu hiện giống như trên thì bạn cần đưa trẻ tới các bác sĩ chuyên môn để có kết quả chính xác và cách điều trị kịp thời.

Những câu hỏi giúp cha mẹ nhận biết chứng tự kỷ ở trẻ
  1. Trẻ có để ý khi bạn gọi tên trẻ không?
  2. Trẻ có để ý hay quan tâm tới những đứa trẻ khác không?
  3. Trẻ có từng mang đồ vật tới khoe hoặc chơi cùng bạn không?
  4. Trẻ nhìn vào mắt của bạn lâu nhất là bao lâu?
  5. Trẻ có bao giờ ngồi nhìn tay của mình ở khoảng cách gần một khoảng thời gian chưa?
  6. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc không?
  7. Trẻ có hiểu điều người khác nói không?
  8. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn mà không mục đích gì hết không?
  9. Trẻ có nhạy cảm với tiếng động không? Tiếng nhỏ hay to như thế nào?
  10. Khi đối mặt với những điều lạ, có bao giờ trẻ xem phản ứng của bạn không?

Hy vọng qua bài viết này bố mẹ sẽ có thêm kiến thức về chứng bệnh này, đồng thời cũng biết được cách nhận biết trẻ tự kỷ để có thể phát hiện và điều trị sớm. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ

➤ 17 cách dạy con ngoan không cần đòn roi

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *