Những câu hỏi về tiềm năng của não bộ luôn về vấn đề lớn đối với các nhà khoa học. Tuy đã có rất nhiều bài nghiên cứu, khảo sát nhưng những bí ẩn về não bộ luôn là đề tài được nhiều nhà khoa học chú ý. Vậy thì tiềm năng của não bộ là gì, còn những điều gì về não bộ mà ta chưa khám phá được hay làm thế nào để phát triển não? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

1. Não bộ có những tiềm năng gì? 

Những bí ẩn về tiềm năng của não bộ

Cơ chế phát triển của bộ não được ví như nghệ thuật cắt tỉa bonsai – phát triển từ dưới lên trên và từ sau ra trước. Khoảng 95% não bộ của con người được hoàn thiện khi chỉ mới 6 tuổi đồng thời cũng phát triển nhanh và tạo ra hàng triệu các liên kết thần kinh. Điều này giúp cho việc học tập, tiếp thu hay ghi nhớ của trẻ trở nên rất nhạy bén. Sau này khi lớn lên, những liên kết thần kinh nếu không được sử dụng đến sẽ mất dần và não bộ sẽ chính thức được hoàn thiện. 

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của não bộ ở giai đoạn đầu đã mang lại tiềm năng vô cùng lớn cho trẻ. Ở giai đoạn này, nếu biết khai thác và có chế độ giáo dục hợp lý sẽ giúp trẻ hình thành được nhiều thói quen tốt, tư duy nhạy bén cũng như kích thích não bộ ngày càng phát triển. Hay nói cách khác, do vẫn chưa hoàn thiện nên trong giai đoạn này, não bộ sẽ dễ uốn nắn hơn. 

Song, khi lớn lên, đặc biệt ở độ tuổi 20, khi vỏ não phát triển sẽ tạo nên những xung thần kinh. Theo nhiều nghiên cứu, những xung thần kinh này giúp người trẻ có những cảm xúc mãnh liệt hơn so với khi ở độ tuổi lớn hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với đam mê hay nhiệt huyết của người trẻ luôn vô cùng mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, não bộ cho phép bạn thử thách và đương đầu với khó khăn, đưa ra những quyết định một cách quyết đoán hơn. Nhờ vậy mà mang lại tiềm năng phát triển niềm đam mê vô cùng lớn. 

2. Tìm hiểu về 5 thùy của não bộ 

Đại não được chia thành 5 thùy khác nhau: thùy trước trán, thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm. Mỗi thùy đảm nhiệm những chức năng khác nhau. 

5 thùy của não

2.1 Thùy trước trán 

Thùy trước trán là nơi kiểm soát những cảm xúc nhất thời cũng như áp chế những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức của xã hội. 

Nơi đây cũng đảm nhận chức năng kiểm soát những hoạt động giao tiếp, lập luận, đánh giá, lên kế hoạch , sáng tạo trừu tượng hay lãnh đạo. Bên cạnh đó là thực hiện những hành vi đòi hỏi sự phối hợp và thống nhất, phân biệt các sự vật và hiện tượng. 

2.2 Thùy trán 

Thùy trán giữ những chức năng quan trọng liên quan đến tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh và lập luận logic. 

Thùy trán còn chịu trách nhiệm trong việc dự đoán rủi ro, xử lý ngôn ngữ, lên kế hoạch và tưởng tượng chi tiết, liên tưởng sáng tạo, phát huy ý tưởng, tư duy hình ảnh. Do đó mà chức năng của thùy trán ở mỗi người đại diện cho tiềm năng và phản ứng về lý trí của mỗi cá nhân. 

2.3 Thùy đỉnh 

Đây là thùy giữ chức năng kiểm soát những chuyển động của cơ thể, xử lý thông tin liên quan đến xúc giác, ảnh hưởng lớn đến phản xạ, sức bền và khả năng cân bằng của cơ thể. Thùy đỉnh cũng tham gia tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến các giác quan, thao tác với các sự vật xung quanh, liên quan một phần đến những hoạt động về không gian và thị giác. 

2.4 Thùy thái dương 

Thùy thái dương đảm nhiệm những hoạt động liên quan đến thính giác, phân tích, xử lý các thông tin về âm thanh và kích thích cảm xúc. Tùy vào độ nhạy bén của thùy mà khả năng phân biệt và phân tích âm thanh, tiết tấu, giọng nói và ngôn ngữ của mỗi người sẽ khác nhau. 

2.5 Thùy chẩm 

Thùy chẩm giữ chức năng xử lý các thông tin, hoạt động ghi nhớ qua thính giác, các màu sắc đen trắc, khoảng cách, nhận diện và thể hiện các ký hiệu thông qua việc ghi nhớ bằng thính giác ở dạng hình ảnh. Thùy chẩm cao thể hiện cá nhân có khả năng quan sát và tư duy hình ảnh tốt, dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu thông tin ở diện hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ,… 

3. Chức năng của não trái và não phải 

Não bộ được chia thành hai bán cầu: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Nhiều lý thuyết và nghiên cứu cho rằng nếu bạn giỏi trong việc tính toán, tư duy logic, các vấn đề liên quan đến phân tích và phương pháp thì bạn là người thuận não trái. Ngược lại, một người thuận não phải lại có tiềm năng trong lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật. 

Não trái và não phải

3.1 Bán cầu não trái

Theo nhiều nghiên cứu, não trái sẽ thiên về những hoạt động liên quan đến nói, phân tích và phương pháp hơn bán cầu còn lại. Cụ thể, người thuận não trái sẽ có thể mạnh ở một số khía cạnh như: 

3.2 Bán cầu não phải 

Những hoạt động của bán cầu não phải mang tính trực quan và sáng tạo nhiều hơn. Cụ thể, người được cho là thuận não phải sẽ có năng lực ở một số lĩnh vực như: 

3.3 Sự liên kết giữa hai bán cầu não

Một nhóm nhà khoa học sau hai năm nghiên cứu và khảo sát đã cho rằng hai bán cầu não được liên kết với nhau bằng nhiều liên kết thần kinh và tạo ra đường truyền thông tin. Hai bán cầu não với hai chức năng khác nhau sẽ cùng phối hợp trong việc tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin. Mỗi bán cầu sẽ có những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình trên liên quan đến tính chất của bán cầu não đó. Ví dụ, khi nghe một giọng nói, não trái sẽ đảm nhiệm việc nhận diện ngôn ngữ, não phải sẽ phân tích tông giọng và nhận diện giọng nói. Vì thế, ở mỗi chúng ta có thể sẽ có một bán cầu nổi trội hơn nhưng không ai có thể sử dụng một bán cầu não được. 

4. Chúng ta nên rèn luyện bộ não thế nào để nó phát triển tốt nhất?

Não bộ dù có thế mạnh ở não trái hoặc não phải, hay có sự cân bằng giữa hai bán cầu, nếu không được rèn luyện sẽ không thể phát triển một cách tốt nhất. Hãy cùng điểm qua một vài phương pháp giúp não “tập thể thao” và kích thích sự phát triển của nó. 

4.1 Chăm chỉ đọc sách 

Khi đọc sách là lúc kích thích não bộ hoạt động. Lúc này não cần tập trung cao động để có thể tổng hợp và phân tích nhiều thông tin khác nhau. Nhờ vậy mà khả năng tư duy của não được kích thích phát triển vô cùng mạnh mẽ. 

4.2 Rèn luyện thể chất 

Việc tập thể thao thường xuyên không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp tư duy, đầu óc minh mẫn. Bên cạnh đó sẽ giúp giải tỏa những căng thẳng, và giúp não bộ tỉnh táo hơn sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi. 

4.3 Rèn luyện bằng những bài tập trí óc 

Việc thường xuyên luyện tập bằng những bài tập trí óc, đòi hỏi tư duy logic, suy nghĩ và tính toán sẽ giúp não hoạt động nhiều hơn cũng như hình thành những nếp nhăn và tăng cường khả năng tư duy nhạy bén. 

4.4 Học ngôn ngữ hoặc nhạc cụ mới 

Việc tiếp thu với những kiến thức mới sẽ giúp não bộ rèn luyện khả năng tiếp thu, tập trung, tư duy logic và ghi nhớ. Bên cạnh đó, việc biết thêm một ngôn ngữ hoặc nhạc cụ cũng sẽ là điểm cộng lớn trong tương lai. 

Não bộ là nơi tổng hợp, phân tích và xử lý những thông tin cũng như hoạt động thường ngày của chúng ta. Tuy thân thuộc và gần gũi thế nhưng những bí ẩn về não bộ vẫn luôn là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm. Những tiềm năng của não bộ con người vẫn luôn được khai thác từng ngày. Hãy luôn chăm chỉ rèn luyện và kích thích não bộ hoạt động để có thể sử dụng triệt để những gì mà não bộ mang lại cho chúng ta. 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Cách nhận biết bạn thuận não trái hay não phải

Phân tích 10 chức năng của não bộ

Các công việc phù hợp cho người não phải

Sinh trắc vân tay là gì? Có tác dụng ra sao

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *