Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ từ khá sớm và được phổ biến rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Hiện nay, tại nước ta, phụ huynh có thể dễ dàng tìm được trường mầm non áp dụng phương pháp này vào dạy học.Tuy nhiên chúng ta cần hiểu đúng cũng như xem con mình có phù hợp với phương pháp Montessori hay không? để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất có thể. Vậy thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé!
Giới thiệu tổng quát về phương pháp Montessori
Khái niệm phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp Montessori là một phương pháp sư phạm dành cho các trẻ nhỏ. Phương pháp này sử dụng tiến trình đặc biệt trong giáo dục, dựa chủ yếu vào cảm giác. Việc giảng dạy bằng phương pháp này sẽ được phát triển dựa trên việc tôn trọng cá tính riêng của từng trẻ để từ đó áp dụng những cách dạy riêng biệt.
Đặc điểm của phương pháp Montessori
Đặc điểm phương pháp Montessori đó là nhấn mạnh đến sự phát triển tính tự lập và tự do trong khuôn khổ cho phép của trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng đến sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên và trang bị đầy đủ cho trẻ kiến thức về khoa học công nghệ hiện đại và tiến bộ.
Lứa tuổi nào nên áp dụng phương pháp Montessori
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi. Bởi vì do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ giai đoạn này rất thích hợp đối với các điều kiện trong môi trường sử dụng phương pháp Montessori.
Cách kiểm tra xem trẻ có phù hợp với phương pháp Montessori không?
Như chúng ta đã biết, phương pháp Montessori lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở. Phương pháp này rất chú trọng vào việc khai thác khả năng và các tiềm năng sẵn có của mỗi trẻ. Đặc biệt không được áp đặt trẻ, chỉ quan sát rồi đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển. Bởi vì bản thân của mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời.
Vậy thì để kiểm tra xem trẻ có phù hợp với phương pháp này không, cách tốt nhất là cho trẻ đến lớp học dạy bằng phương pháp Montessori một thời gian. Nếu như trẻ luôn chủ động, thích tự lập trong mọi việc, ngày càng thông minh, tư duy logic hơn thì bé nhà mình rất phù hợp với phương pháp này đấy. Nếu như thấy trẻ vẫn không hoạt động tự lập, ỷ lại vào mọi người xung quanh và kết quả học tập bị giảm sút thì bé nhà mình không phù hợp với phương pháp này và bạn phải tìm ngay phương pháp khác giúp bé phát triển tốt hơn hơn nhé!
Những trường học đang ứng dụng phương pháp Montessori trong nuôi dạy trẻ
Phương pháp giáo dục Montessori đã được áp dụng ở rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt được áp dụng tại các trường mầm non ở các tỉnh thành Hà Nội, Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình,…cụ thể một vài trường nổi tiếng như:
- Thứ 1: Trường mầm non Smiles Montessori Pre – School
- Thứ 2: Trường Pink Sunshine Montessori Preschool
- Thứ 3: Trường mầm non Hà Thành Montessori – Nguyễn Phong Sắc
- Thứ 4: Trường mầm Non Việt Mỹ Montessori – Linh Đàm
- Thứ 5: Trường mầm non Montessori
Một số lưu ý cho cha mẹ nếu muốn dạy Montessori cho con tại nhà và một số bài tập, dụng cụ tương ứng nếu muốn dạy tại nhà
Một số lưu ý cho bố mẹ
- Tôn trọng con
Tôn trọng con là cách để cha mẹ gián tiếp dạy con mình hiểu thế nào là tôn trọng người khác. Từ đó, trẻ sẽ hình thành được những kỹ năng ứng xử và giao tiếp đúng mực.
- Giáo dục cho con mình cách tự lập
Nếu muốn dạy trẻ tự lập, đầu tiên bố mẹ hãy bắt đầu với việc tạo cơ hội cho trẻ làm những việc cơ bản mà chúng có thể làm được. Bởi chỉ khi tự làm, trẻ mới có thể tự khám phá và tự trải nghiệm giúp trẻ ghi nhớ mọi việc lâu hơn. Ví dụ như hãy để cho trẻ tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh và tự dọn đồ chơi,…
- Cho con tự do chọn lựa
Việc trao cho trẻ quyền tự do chọn lựa sẽ giúp trẻ hiểu được bạn tôn trọng đặc điểm cá nhân của trẻ cũng như luôn tạo cơ hội để giúp trẻ phát triển.Ví dụ, cho trẻ chọn: trẻ có thể chọn ăn tối lúc này hoặc ăn tối sau và mặc áo này hoặc mặc áo khác…
- Để cho con được tự do di chuyển
Nhiều gia đình thường lo lắng và hạn chế mọi hoạt động của trẻ em. Nhưng với phương pháp Montessori thì ngược lại, con trẻ được tự do di chuyển và tự do lựa chọn những hoạt động yêu thích của mình. Việc tự do di chuyển theo ý mình sẽ giúp trẻ khám phá môi trường sống và trải nghiệm những kỹ năng vận động mới một cách tốt hơn.
- Cách học tập
Bố mẹ nên dạy cho trẻ cách học tập trực tiếp bằng cách tương tác với các đồ dùng học tập và với các bạn bè của mình.
Một số bài tập và dụng cụ tương ứng
1.Trải và cuộn thảm
Dụng cụ: Thảm nhỏ khoảng 60×40.
Hướng dẫn: Đầu tiên là bước trải thảm, cho trẻ cầm thảm bằng hai tay theo chiều thẳng đứng. Sau đó cho trẻ ngồi xuống, nhẹ nhàng trải thảm lên sàn nhà, dùng hai tay vuốt cho thảm thẳng ra.
Tiếp theo đến bước cuộn thảm, dùng tay phải bắt đầu tạo nếp gấp khoảng 3cm, rồi dùng 2 tay cuộn thảm. Lưu ý khi cuộn thảm nhớ cuộn từ từ, sao cho hai đầu cuộn của thảm đều và không bị thừa ra ngoài; nhớ trong quá trình cuộn thảm phải cuộn thật chặt tay. Sau khi cuộn xong thảm nên dạy trẻ cầm thảm bằng hai tay theo chiều thẳng đứng và cất về chỗ ban đầu. Mục đích: Bài tập này giúp trẻ phát triển được tính kiên trì và làm làm việc theo trình tự.
- Dụng cụ:
Khay và một vài đồ linh tinh. - Hướng dẫn:
Dạy cho bé cách bưng khay bằng hai tay một cách cân bằng. Sau đó, nhẹ nhàng nhấc khay lên sao cho các đồ vật trên khay không bị đổ. Trong quá trình bưng bê cần thực hiện động tác một cách thong thả, ít tiếng động, nhớ tránh người và đồ vật khác khi bưng. Khi đặt khay xuống cũng cần nhẹ nhàng để tránh tiếng động. - Mục đích:
Giúp bé phối hợp nhịp nhàng, độc lập và tập trung khi làm việc.
- Dụng cụ:
Khay, 1 bình có nước, 1 bình không nước và khăn lau. - Hướng dẫn:
Bình có nước được để phía tay trái của bình không có nước, 2 vòi phải đặt đối diện nhau. Ba mẹ hướng dẫn trẻ cầm bình nước bằng các ngón tay phải chủ đạo, còn tay trái thì đỡ dưới vòi nước. Bắt đầu rót nước một cách chậm rãi, và cứ thế từ từ chuyển sang bình không có nước. Chú ý sao cho vòi nước của bình đang rót không chạm vào miệng bình kia. Khi đã rót xong đặt lại bình về chỗ cũ, nếu nước bị bắn ra ngoài nhớ lấy khăn lau. Cứ như vậy, rót lại nước về bình ban đầu và nhớ thấm nước sau khi rót xong. - Mục đích:
Tạo cho trẻ tính kiên trì, cẩn thận làm trong mọi việc.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp giáo dục Montessori
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là chi phí học đắt đỏ. Bởi vì để có được rất nhiều tài liệu học tập chất lượng cao và bền, cũng như đào tạo lâu dài và chuyên sâu về cách sử dụng những vật dụng chuyên biệt cho trẻ nhỏ là một công việc cực kỳ tốn kém. Đó là lý do tại sao hầu hết tất cả các chương trình Montessori được triển khai đầy đủ đều đắt tiền.
Một số nhược điểm khác là:
- Chương trình giảng dạy phương pháp Montessori có thể quá lỏng lẻo đối với một số học sinh.
- Cấu trúc mở của lớp học sẽ có thể gây áp lực đối với một số học sinh.
- Montessori quá mạnh mẽ trong việc nuôi dưỡng ý thức độc lập của học sinh.
Kết luận
Trên đây mình đã tổng hợp thông tin cho các bạn về phương pháp Montessori cũng như cách kiểm tra xem trẻ có phù hợp với phương pháp này hay không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái tại nhà nhé!