Trẻ chậm phát triển không phải là một bệnh hiếm gặp trong thời gian gần đây. Đây là trạng thái bệnh lý có tính bẩm sinh hoặc mắc phải trong những năm đầu đời, có khá nhiều mức độ khác nhau của trẻ chậm phát triển. Mời cha mẹ cùng đọc bài viết dưới đây để cung cấp thêm kiến thức và những biện pháp khắc phục cho khiếm khuyết này của trẻ.

Cách nhận biết trẻ đang chậm phát triển

1. Trẻ chậm phát triển là gì?

Chậm phát triển là tình trạng trẻ không có những mốc phát triển giống đại đa số những trẻ thông thường. Chậm phát triển ở trẻ có nhiều mức độ và hình thức khác nhau như trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ chậm phát triển hành vi và trẻ chậm phát triển nhận thức.

2. Những mức độ chậm phát triển ở trẻ 

2.1 Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

2.1.1 Trẻ chậm nói

Chậm nói là khi trẻ tập nói muộn hơn mốc phát triển thông thường. Theo thống kê thì thường trẻ sẽ tập nói những âm đầu tiên từ 18 tháng tuổi. Trẻ sau 2 tuổi chưa nói được từ nào hoặc chưa có dấu hiệu tập nói sẽ được xem là trẻ chậm nói.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

2.1.2 Trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ là trẻ có hội chứng bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trẻ không có nhu cầu giao tiếp, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, cảm xúc, hành vi dẫn tới giảm khả năng kết nối với gia đình, xã hội. Đôi khi, trẻ mắc chứng tự kỷ chỉ có thể lặp đi lặp lại một số từ đơn giản hoặc lặp lại lời nói của người khác. 

2.2 Trẻ chậm phát triển hành vi

2.2.1 Trẻ tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý là khi trẻ thường có rất nhiều năng lượng, có thể chạy nhảy vận động không ngừng, không biết mệt mỏi. Trẻ hay leo trèo ở mọi địa điểm như: trèo cây, trèo lên lan can đánh đu, trượt trên tay vịn cầu thang và bất chấp tất cả các nguy hiểm nhiều khi dẫn đến tình trạng bầm tím, gãy chân, gãy tay do ngã, do va đập. Trẻ hay cáu gắt, hay để quên đồ hoặc mất đồ… Sẽ khá khó khăn khi trẻ ngồi im, học hay đơn giản là tập trung vào điều gì đó

2.2.2 Trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường có những hành vi bất thường như chống lại việc học và hoạt động nhóm, thực hành chung. Hoặc trẻ có hành động mang tính rập khuôn, lặp đi lặp lại như bật ngón tay, xoắn cánh tay lại,… Trẻ có thể sẽ rất khó chịu khi người khác cầm hoặc đụng vào đồ của trẻ.  

2.3 Trẻ chậm phát triển nhận thức

Trẻ chậm phát triển nhận thức là một khiếm khuyết của sự phát triển trí tuệ. Trẻ không phát triển nhiều về trí tuệ, IQ thấp, khả năng tư duy và logic kém, khó tiếp xúc với xã hội. 

3. Nguyên nhân và cách nhận biết 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển ở trẻ, những nguyên nhân chính được thống kê nhiều nhất: di truyền, các yếu tố về đặc điểm hoạt động não bộ, cấu tạo não và hoạt động của các giác quan từ bố mẹ sẽ được di truyền cho con. Những bệnh lý của mẹ khi mang thai cũng là yếu tố ảnh hưởng, nhất là trong 3 tháng đầu khi mẹ mắc một số bệnh liên quan tới virus, ký sinh trùng, căng thẳng quá độ,.. đều ảnh hưởng quá trình hình thành của não bộ. Nếu mẹ có bệnh như viêm màng não, bệnh sởi thì cũng ảnh hưởng nhiều tới con. Thêm nữa, khi mang thai nếu mẹ có nhiều cơn co giật thì sẽ hạn chế đường máu truyền cho con khiến em bé phát triển kém hơn so với bình thường.

Môi trường cũng là yếu tố cần cân nhắc. Nếu trẻ sống trong môi trường ngột ngạy, ít không khí thoáng đãng thì cũng có nhiều sự tác động tới trẻ, trẻ có nguy cơ cao chậm phát triển hơn những trẻ sống ở môi trường thoáng đãng. 

Gia đình có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của trẻ như chậm lẫy, chậm nói, không có phản xạ hoặc phản ứng thái quá trước lời nói chuyện của người lớn. Trẻ gặp khó khăn khi diễn đạt ý kiến, không kiểm soát được cảm xúc, chậm chạp, tư duy chậm

4. Biện pháp khắc phục

4.1 Trường học đặc biệt

Trẻ được gửi tới những trường học cần sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Tại đây, trẻ được chuyên gia tâm lý đánh giá sức khỏe tâm trí, mức độ chậm phát triển và có những hướng dẫn can thiệp tương ứng với từng mức độ. Giáo viên dạy trẻ chậm phát triển thường có những phẩm chất sau đây: kiên nhẫn, lòng nhân ái, có tình yêu với trẻ con, có nền tảng kiến thức chuyên môn cứng cỏi; sự sáng tạo để tạo những phương pháp phù hợp như trò chơi, hoạt động gắn kết trẻ với môi trường. 

Các phương pháp giáo dục thường được ứng dụng tại trường gồm có: phương pháp làm mẫu, phương pháp nhắc đi nhắc lại, phương pháp dùng lời đàm thoại, các bài tập cơ thể tác động lên nhiều giác quan, những cách động viên khuyến khích 

4.2 Gia đình

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc chữa trị cho các trẻ có những khiếm khuyết về mặt tinh thần. Điều đầu tiên cha mẹ cần vượt qua là phải học cách chấp nhận thực tế về tình trạng mà con đang gặp phải, đừng đổ lỗi cho chính mình mà hãy đồng hành và trợ giúp con trong hành trình đầy gian lao này. Cha mẹ vun đắp cho mình niềm tin rằng trẻ và gia đình sẽ vượt qua được và dù chậm phát triển nhưng trẻ vẫn có khả năng đạt được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời. Đây là hành trình lâu dài, không có cột mốc thời gian cụ thể. 

Vai trò của gia đình

Cha mẹ kiên nhẫn với con từ những hoạt động đơn giản nhất như vui chơi, sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh thân thể… Trong từng hoạt động, cha mẹ nên chia nhỏ các bước để dạy con và lặp đi lặp lại nhiều lần để con dần dần ghi nhớ. Đừng quên những lời khích lệ, động viên, khen thưởng khi con hoàn thành một công việc nhỏ nào đó. Sau khi hoàn thành những hoạt động đơn giản, cha mẹ có thể dần dần cho con tiếp xúc với những hoạt động phức tạp hơn. Như cha mẹ kể chuyện cho con, bày ra các trò chơi có yếu tố vận động thể chất và trí tuệ, khuyến khích con tham gia…

Tình thương sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trẻ có thể chưa nói được, không thể thay đổi nhanh chóng nhưng trẻ có thể cảm nhận được tình yêu, sự nhẫn nại từ những hành động của cha mẹ. Yêu thương con nhưng cha mẹ đừng biến điều đó là sự hiển nhiên để cưng chiều con quá mức. Cho trẻ giao tiếp xã hội nhiều: gặp gỡ người lớn và học cách chào, chơi cùng các bé khác.

Sự đồng hành của cha mẹ

Thời gian qua, có nhiều trường hợp trẻ tự kỷ, chậm phát triển đã được chẩn đoán điều trị thành công. Nên việc phát hiện sớm cũng giúp quá trình điều trị nhanh hơn, nếu cha mẹ phát hiện con có những biểu hiện như trên hoặc có hành vi khác thường thì cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tâm thần. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên cha mẹ đừng chủ quan với sức khỏe tinh thần của con. 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ

➤ 17 cách dạy con ngoan không cần đòn roi

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *