Dạy trẻ bướng bỉnh là cả một quá trình khó khăn. Nhưng nếu ba mẹ biết có phương pháp thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.  Khi đó, ba mẹ vừa có thể nuôi dưỡng tính độc lập cho con vừa uốn nắn được những điểm chưa tốt ở trẻ. Với sự dẫn dắt của ba mẹ, trẻ không những sẽ hợp tác hơn mà còn rất thông minh và có lập luận riêng nữa đấy. Vậy dạy trẻ bướng bỉnh cần làm thế nào thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân tại sao trẻ lại bướng bỉnh nhé! 

Dạy Trẻ Bướng Bỉnh Cần Chú Ý Những điều gì?

Nguyên nhân tại sao trẻ lại bướng bỉnh

1. Cha mẹ gia trưởng và gây áp lực cho con cái

Khi cha mẹ đòi hỏi những điều vượt xa khả năng của bé, đương nhiên bé không thể thực hiện và sẽ làm trái lời cha mẹ.

Nếu cha mẹ không dạy con thế nào là đúng, thế nào là sai mà lại sử dụng quá nhiều đòn roi, la mắng hay ép buộc trẻ thái quá. Điều này sẽ dẫn đến bé bất mãn và quay lại phản kháng.

2. Do được nuông chiều quá mức

Việc nuông chiều quá mức của bố mẹ hoặc người thân có thể hình thành vô thức để trẻ sau này không nghe lời. Điều này khiến trẻ nghĩ rằng cuộc sống này luôn màu hồng, cứ yêu cầu là sẽ được đáp ứng. Một khi những yêu cầu của bé không được đáp ứng, bé rất khó chấp nhận. Sau đó, con sẽ có những hành động phản kháng để đạt được mong muốn.

3. Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh chúng

Môi trường sống, học tập và vui chơi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rất nhiều đến tính cách của trẻ. Vì vậy ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ cần phải dạy con biết nghe lời, tạo cho con một môi trường vừa vặn để phát triển về tư duy cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh.  

4. Cha mẹ không làm gương

Trẻ nhỏ thường thích bắt chước những hành vi của người lớn, và chưa phân biệt được đâu là đúng sai. Vì vậy cha mẹ sẽ khó có thể đòi hỏi con ngoan, lễ phép trong khi bản thân mình lại có những hành vi cư xử chưa đúng.

Dạy trẻ bướng bỉnh cần phải làm sao?

Dạy trẻ bướng bỉnh, trẻ không nghe lười phải phải làm sao? Dưới đây là các phương pháp hữu ích nhất mà các bậc phụ huynh không nên bỏ lỡ.

1. Cố gắng lắng nghe

Giao tiếp là phương tiện mang tính hai chiều. Nếu muốn con lắng nghe mình, thì trước tiên bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé.

Trẻ bướng bỉnh có thể sẽ có ý kiến riêng và thường sẽ tranh luận với người khác. Tính cách bé có thể trở nên ngang tàng nếu cảm thấy mình không được lắng nghe. Vì vậy, ba mẹ hãy thật sự lắng nghe ý kiến và băn khoăn của con. Hơn nữa phải trò chuyện với bé cởi mở để bé ngoan ngoãn hơn.

Cố gắng lắng nghe con trẻ chia sẽ về những việc con đã trải qua

2. Cách dạy trẻ bướng bỉnh là cần phải tôn trọng con

Nếu bạn muốn trẻ tôn trọng bạn và những quyết định của bạn, thì bạn phải học cách tôn trọng con. Con bạn sẽ không chấp nhận thẩm quyền của bạn nếu như bạn ép buộc chúng. Dưới đây là một số ví dụ về cách bạn có thể bày tỏ và nhận lại sự tôn trọng trong mối quan hệ với con:

– Thiết lập các quy tắc và ranh giới cho con, không nên cẩu thả khi thực hiện.

– Tìm kiếm sự hợp tác với con thay vì bắt con làm theo hướng dẫn.

– Không nên từ chối cảm xúc và ý kiến của con, cũng không nên đánh giá thấp.

– Để con làm những việc mà con có thể tự làm thay vì làm mọi thứ cho con. Hãy nói với con rằng bạn tin tưởng vào con.

– Hãy là tấm gương cho con mình học hỏi và làm theo.

3. Không ép buộc con

Khi bạn ép trẻ làm một điều gì đó, trẻ thường có tâm lý chống đối bạn và làm ngược lại những gì bạn nói. Đây là tâm lý rất thường thấy ở các trẻ bướng bỉnh, đặc biệt là con trai.

Vậy cách dạy trẻ bướng bỉnh là bạn cần kết nối được với con. Ví dụ như khi con vẫn ngồi xem tivi hoặc chơi điện thoại mặc dù đã đến giờ đi ngủ. Thì thay vì ép buộc bé tắt tivi, tắt điện thoại ngay, bạn hãy ngồi xem và chơi cùng con để thể hiện sự quan tâm của mình đến những gì con đang xem. Hãy cùng bé bàn luận về chương trình tivi hoặc các game trên điện thoại để có được sự chú ý của bé, sau đó dần dần hướng sự chú ý này sang việc đi ngủ. Con sẽ hợp tác dễ dàng hơn khi thấy bạn quan tâm như vậy đấy.

>> Xem thêm: Dạy Trẻ Tự Lập Từ Nhỏ Như Thế Nào.

4. Trò chuyện với con

Đôi khi, trẻ trở nên bướng bỉnh vì không đạt được thứ mình muốn. Vậy nên, dạy trẻ bướng bỉnh ở đây là bạn cần trò chuyện nhiều với con để xem con có mong muốn, khó chịu hay buồn bực gì không. Bạn có thể hỏi con một số câu như là: “Con có đang khó chịu chuyện gì không vậy?” hay “Con có đang thích món đồ nào không thế?”. Việc này cũng cho bé cảm thấy bạn có tôn trọng và lắng nghe con.

Tuy nhiên, việc trò chuyện với con không có nghĩa là bạn cần nhượng bộ và chiều theo những mong ước chưa hợp lý của con. Mục đích của cuộc trò chuyện ở đây là để ba mẹ hiểu con hơn và để trẻ cảm thấy mình được quan tâm. Vậy nên, nếu con có mong muốn hay ý kiến chưa hợp lý. Thì bạn có thể cùng bé tìm ra một phương án tốt hơn, phù hợp hơn.

Ví dụ: Nếu bé không muốn đi ngủ vào giờ đã quy định. Bạn hãy hỏi xem bé muốn đi ngủ vào lúc mấy giờ và cùng thảo luận để tìm ra một giờ phù hợp với cả hai nhất.

Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách trò chuyện với con nhiều hơn

5. Tạo không khí vui vẻ khi ở nhà

Trẻ em sẽ học thông qua hành động quan sát và trải nghiệm. Nếu bé thấy ba mẹ thường xuyên cãi nhau thì sẽ bắt chước và trở nên căng thẳng và bướng bỉnh nhiều hơn. Vậy nên ba mẹ cần chú ý tạo một không gian sống hòa thuận và vui vẻ trong gia đình.

6. Hãy hướng con tới phản ứng tích cực trong cuộc sống

Bạn có thể sẽ nổi nóng trước những hành vi bướng bỉnh, tiêu cực và chống đối của con trẻ. Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực này từ phía bạn sẽ khiến tình trạnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Con trẻ có xu hướng chống đối, bướng bỉnh là do bạn gạt bỏ đi ý kiến của trẻ và không có sự thấu hiểu.

Vì lý do này, bạn nên cố gắng hướng trẻ theo chiều hướng tích cực. Một cách mà ba mẹ có thể tạo cho con phản ứng tích cực như hỏi ý kiến của con: “Con thích đi đạp xe không?”, “Con thích ăn bánh không?” hay “Con thích phụ mẹ đi chợ không?”. Những câu hỏi như vậy có thể cho trẻ có cảm giác được tôn trọng và thích thú hơn khi làm việc.

Kết luận 

Các cách nuôi dạy trẻ bướng bỉnh mà UMIT chia sẻ ở trên cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tình thương từ ba mẹ. Dạy trẻ bướng bỉnh bạn cần thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng con. Qua thời gian, bé sẽ dần dần hợp tác, ngoan ngoãn hơn mà còn phát huy được cá tính, sự độc lập, thông minh của mình.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *