Phương pháp Montessori do tiến sĩ người Ý – Maria Montessori sáng lập từ đầu thế kỷ XX và đã thành công áp dụng hơn 100 năm qua trên toàn thế giới. Đây là một phương pháp giáo dục trẻ thông qua các giác quan, đào sâu các tiềm năng của trẻ và nỗ lực phát triển những tiềm năng này bằng môi trường giáo dục thân thiện và các đồ dùng học tập được thiết kế thu hút các giác quan của trẻ.
Giúp cho trẻ bé hạnh phúc với tư duy cũng như trí não được phát triển ổn định là điều thú vị nhất mà phương pháp Montessori mang lại. Đồng thời phương pháp này còn mang lại sự hạnh phúc cho cả người lớn. Dưới đây UMIT đã gợi ý cho phụ huynh thực hiện phương pháp Montessori tại nhà ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày một cách hiệu quả nhất.
1. Phương pháp Montessori qua bài tập đóng, mở ổ khóa
- Bài tập giúp trẻ phân biệt được màu sắc, hình dạng của những đồ vật mà bạn cho trẻ xem và giúp trẻ cảm nhận bằng tay những đồ vật đó.
- Chuẩn bị 1 ổ khóa.
- Vài chiếc chìa khóa khác nhau.
- Hướng dẫn cho trẻ cách lựa chọn chiếc chìa khóa phù hợp và tra vào ổ để mở.
- Khuyến khích trẻ thực hiện.
2. Phương pháp Montessori qua bài tập rót nước ra cốc, bình, lọ
- Bài tập này giúp trẻ có tính tập trung cao, rèn luyện sự khéo léo tỉ mỉ và nhẫn nại của trẻ
- Qua bài tập này, trẻ sẽ biết phân biệt thêm được sự khác nhau của các vật dụng
- Chuẩn bị 2 cốc/lọ/bình, 1 cái có nước có vòi và 1 cái trống.
- Hướng dẫn trẻ tay phải bê bình có nước, tay trái đỡ bình nước rót từ từ sang bình còn trống
3. Phương pháp Montessori qua bài tập xúc hạt từ khay này sang khay khác
- Bài tập này giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, sử dụng khéo léo cổ tay và các ngón tay để chuẩn bị tiếp nhận kỹ năng cầm bút trong tương lai và xây dựng tính ngăn nắp cho trẻ khi phải xúc hạt không được rơi ra ngoài. Đồng thời giúp trẻ phối hợp được các thao tác giữa tay và mắt;
- Hoạt động giúp trẻ tập khái niệm từ trái qua phải hoặc ngược lại.
- Chuẩn bị 1 muỗng, 2 khay, 1 khay đựng hạt, 1 khay trống
- Hướng dẫn trẻ tay phải cầm muỗng bằng ba ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái.
- Xúc hạt từ trái qua phải.
- Hướng dẫn trẻ cẩn thận, không được gây tiếng động.
- Khi xúc hết thì mới nhặt các hạt rơi vãi vào khay mình vừa xúc hạt sang.
- Tiếp tục, xúc chuyển hạt lại vào khay cũ cho đến hết.
>> Xem thêm: [Bật mí] So sánh phương pháp Reggio Emilia và Steam
4. Phương pháp Montessori qua bài tập bưng bê
- Bài tập sẽ giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng, độc lập và tập trung khi làm việc và làm một cách nhẹ nhàng. Đồng thời phát triển sự chính xác và tập trung khi bưng bê đồ vật.
- Chuẩn bị khay, vài đồ linh tinh đặt lên khay
- Hướng dẫn trẻ bưng khay bằng hai tay một cách cân bằng sao cho đồ vật trên khay không bị đổ.
- Giúp trẻ thực hiện động tác chậm, thoải mái, ít gây ra tiếng động.
- Hướng dẫn trẻ bê khay đặt tại một vị trí khác, khi đi nhớ tránh người và những đồ vật khác.
5. Phương pháp Montessori qua việc tắm cho búp bê, gấu bông
- Bài tập này giúp trẻ hiểu và phát triển kỹ năng chăm sóc bản thân thông qua hình thức mô phỏng hành vi
- Giúp bé hiểu được các bước thực hiện theo trình tự
- Chuẩn bị búp bê hoặc gấu bông, chậu tắm nhỏ, nước và xà phòng tắm
- Tốt nhất nên cho bé trải nghiệm trong nhà vệ sinh để dễ lau dọn. Hướng dẫn trẻ cách tạo bọt bong bóng từ xà phòng tắm.
- Dạy bé cách tắm cho gấu bông
- Cho bé thử tắm cho gấu bông
6. Ưu điểm của nuôi dạy con bằng phương pháp Montessori
6.1 Giúp trẻ khám phá thế giới quan bên ngoài và môi trường xung quanh
- Trẻ sẽ được khám phá thế giới bên ngoài và tự chủ những hoạt động tại gia đình và lớp học. Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò hướng dẫn và sẽ không can thiệp để trẻ tự phát triển theo tốc độ học hỏi và khả năng riêng của bản thân.
6.2 Tạo tính tự lập cho trẻ
- Qua những bài tập thực hành, trẻ học được các tự phục vụ bản thân như việc tự thay quần áo trước và sau khi tắm, tự chuẩn bị đồ ăn, tự tắm đối với trẻ từ 5 tuổi đến 6 tuổi,…..
- Trẻ sẽ không ỷ lại vào sự trợ giúp của người lớn vì chính mình cũng có thể làm được.
>> Xem thêm: [Bí Quyết] TOP 6+ Cách Dạy Trẻ Tự Lập Từ Nhỏ Siêu Hiệu Quả
6.3 Giúp trẻ bộc lộ tài năng
- Trẻ được tự do tìm hiểu thế giới xung quanh theo mong muốn cá nhân, kích thích khả năng học hỏi và phát triển tài năng của trẻ.
- Điều này giúp các phụ huynh định hình được hướng giáo dục trẻ tốt nhất.
6.4 Giúp trẻ phát triển trí nhớ
- Ngoài tài năng và tư duy, trẻ còn tăng cường cả trí nhớ nhờ vào trẻ sẽ tự tìm tòi, ghi nhớ những kiến thức mà trẻ khám phá từ thế giới xung quanh.
7. Nhược điểm của phương pháp Montessori
7.1 Tốn kém tài chính
- Một lớp học Montessori cần rất nhiều đồ chơi, đầy đủ tài liệu theo giáo trình Montessori đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nên giá của những giáo cụ này không hề nhỏ. Thông thường, phụ huynh có nhu cầu giáo dục con theo phương pháp Montessori sẽ bị hạn chế nhiều khi khả năng tài chính không cho phép.
7.2 Chương trình học không đồng nhất
- Tại các trường học áp dụng phương pháp Montessori đều có sự khác biệt cơ bản, và đặc biệt khác với từng đối tượng học sinh.
- Chương trình học theo phương pháp Montessori đều có cấu trúc ít hơn so với các chương trình học truyền thống. Vì vậy, các phụ huynh cần nghiên cứu kỹ trước khi quyết định cho trẻ theo học.
7.3 Sự độc lập không phải lúc nào cũng hiệu quả
- Không phải lúc nào khả năng hoạt động độc lập, không cần sự giúp đỡ của mọi người cũng trở nên hữu ích. Dạy trẻ độc lập từ nhỏ sẽ dẫn đến con có lối sống khá nguyên tắc, cứng ngắt và đặc biệt là khi trẻ bắt đầu học lên các cấp học cao hơn như đại học và đi làm thì lại sử dụng khả năng làm việc nhóm khá cao.
- Phương pháp Montessori cần được quan tâm nhiều hơn về vấn đề môi trường để tạo điều kiện phát triển kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm giữa các bé.
7.4 Cấu trúc lớp học bị ảnh hưởng
- Trẻ được tự do đi lại trong lớp theo ý thích để thực hiện các bài tập mà trẻ chọn, điều này có thể khiến lớp học trở nên khá lộn xộn và mất tập trung của những trẻ khác cùng học trong không gian đó.
>> Xem thêm: [Cẩm nang] Phương Pháp Nuôi Dạy Con Theo EASY Hiệu Quả Nhất
Kết Luận
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy các trường học theo phương pháp Montessori là một mô hình học tập và phát triển ưu việt và tiên tiến. Tuy nhiên chưa hoàn hảo và còn những vấn đề tồn động đáng lưu ý. Phụ huynh và giáo viên cần có những giải pháp tốt hơn để duy trì tính tối ưu và hiệu quả của phương pháp Montessori ở mức tốt nhất.
>> Xem thêm: [So Sánh] 2 Phương pháp giáo dục Montessori và Glenn Doman