Trong cuộc sống hằng ngày, những đứa trẻ giỏi ăn nói, giao tiếp và tự tin sẽ có khả năng hòa đồng, tình cảm ổn định và nhanh nhạy hơn khi tham gia các hoạt động hằng ngày. Trái lại, những trẻ nhút nhát thường có xu hướng thu mình lại với môi trường xung quanh, điều này làm ảnh hưởng rất xấu đến quá trình phát triển kỹ năng tiềm ẩn của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên có những phương pháp hướng dẫn trẻ ăn nói, giao tiếp và tự tin thể hiện bản thân mình để hòa nhập hơn với môi trường xung quanh.
Một trong những yếu tố xây dựng lên sự thành công và tự tin là kỹ năng giao truyền thông. Khi trẻ sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và khéo léo sẽ tạo cho trẻ sự tự tin khi giao tiếp với mọi người. Vậy khả năng sử dụng và phát triển ngôn ngữ của trẻ được hình thành theo từng giai đoạn sau:
Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi: Trẻ tiếp xúc và phản ứng lại với môi trường xung quanh thông qua những cử chỉ cơ thể (ngôn ngữ cơ thể) như khi trẻ cười, khóc,… như biểu đạt trẻ giao tiếp với thế giới cho đến giai đoạn tập nói
Giai đoạn từ 1 tuổi đến 3 tuổi: Giai đoạn này, trẻ bắt đầu tiếp xúc và học ngôn ngữ nói. Kỹ năng này được phát triển phụ thuộc vào phương pháp của bố mẹ và môi trường xung quanh trẻ. Bố mẹ có phương pháp dạy trẻ tập nói tốt vào giai đoạn này, sẽ thúc đẩy sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic của trẻ.
Như vậy khi bắt đầu giai đoạn này, bố mẹ nên tham khảo một số phương pháp giao tiếp để trẻ tự tin vào bản thân mình như:
1. Động viên trẻ thể hiện điều mong muốn của bản thân
Bố mẹ nên cởi mở với trẻ, cho trẻ cơ hội giao tiếp và bày tỏ mong muốn của mình. Ví dụ khi thời gian ăn, bố mẹ không nên ép buộc theo cách cứng ngắt mà hãy để trẻ bày tỏ mong muốn của mình qua việc bố mẹ có thể hỏi trẻ “Ăn cơm thôi nào, chúng ta cùng nhau ăn nhé!”. Điều này còn cho thấy, bố mẹ rất tôn trọng trẻ.
2. Không nên nặng lời với trẻ
Nếu trẻ làm sai hoặc nói sai, thay vì la mắng trẻ, bố mẹ nên an ủi, động viên và hướng dẫn trẻ thực hiện lại những điều đúng. Hướng dẫn trẻ đúng cách, sẽ làm trẻ hiểu được những việc làm sai, bố mẹ sẽ không vui và trẻ sẽ học được cách sửa sai, trong tương lai nếu có những việc tương tự, trẻ sẽ ý thức được và điều chỉnh hành vi của trẻ.
Ngược lại, nếu bố mẹ cứ lớn tiếng với trẻ trong thời gian dài, vô tình làm ảnh hưởng đến tình cảm của trẻ đối với với bố mẹ, dần dần hình thành tâm lý tự ti và cảm thấy sợ bố mẹ, về lâu dài trẻ không muốn chia sẻ với bố mẹ những mong muốn của trẻ và vô tình điều đó làm tổn thương trẻ.
3. Khuyến khích trẻ tự tin
Trẻ thường bám sát bố mẹ khi đến những môi trường xa lạ, lúc này trẻ thường sẽ có tâm lý lo lắng, dẫn đến những hành vi như dễ khóc, không chịu tiếp xúc với mọi người và bắt bố mẹ ôm hoặc bế,.. Chính vì thế, bố mẹ nên làm tư tưởng trước cho trẻ bằng cách bố mẹ chơi trò chơi với trẻ như nói với trẻ về việc sẽ đến một môi trường mới, ở đó trẻ nên múa, hát, đọc thơ,… như ở nhà với bố mẹ. Điều này giúp trẻ hiểu và cảm thấy bớt lo lắng khi trẻ đến những môi trường mới.
Trẻ chưa dám làm vì sợ sai: Trẻ sợ sai, sợ mọi người xung quanh không hài lòng nên không dám thể hiện cũng như nêu ý kiến của mình. Hãy khuyến khích trẻ, chủ động phát biểu ý kiến cá nhân, dù sai trẻ vẫn sẽ nhận được sự góp ý của mọi người để hoàn thiện bản thân hơn.
4. Quan tâm, chú ý nhiều đến điều trẻ nói
Trẻ học giao tiếp hiệu quả và tiếp thu cực nhanh bằng cách quan sát cách bố mẹ nói chuyện với trẻ. Bất kỳ một cử chỉ hoặc âm thanh nào bố mẹ sử dụng để kết nối khi trò chuyện với trẻ như mỉm cười, lắng nghe,… sẽ giúp trẻ nhận biết và biết cách giao tiếp với người khác. Bố mẹ lắng nghe câu chuyện của trẻ giúp trẻ cảm thấy bản thân được tôn trọng, và trẻ sẽ tự tin hơn để nói chuyện với bạn.
5. Thường xuyên cho trẻ tham gia vui chơi với nhiều môi trường khác nhau
Bố mẹ nên cho trẻ tham gia những hoạt động ngoại khóa, vui chơi để khả năng ngôn ngữ, sự tự tin của trẻ được phát triển một cách hiệu quả nhất.
Tại những môi trường mới, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều trẻ khác, chúng cùng nhau vui chơi hoạt động theo sự hướng dẫn của bố mẹ, sẽ kích thích khả năng tự tin, dám thực hiện những điều mới của trẻ. Hãy dạy trẻ cách vui chơi với bạn, chia sẻ đồ chơi đang có của trẻ với các bạn xung quanh. Điều này dần hình thành nên thói quen biết yêu thương, nhường nhịn và chia sẻ những đồ chơi mình có với mọi người xung quanh.
6. Là tấm gương sáng cho trẻ
Cách ứng xử của bố mẹ góp phần tạo nên tính cách và khả năng ứng xử của trẻ. Nếu làm sai, bố mẹ hãy nói “xin lỗi” hoặc “cám ơn” với những người giúp đỡ mình,… để dạy trẻ học cách nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi và cư xử đúng với mọi người xung quanh.
Khả năng quan sát và bắt chước theo cử chỉ của người khác trẻ sẽ học hỏi rất nhanh. Nếu vậy, nếu trẻ có những hành động không hay hoặc những lời nói chưa đúng mực, bố mẹ nên xem lại bản thân mình nhé!
Sự tự tin thể hiện bản thân là một trong những tài sản quan trọng của mỗi người, nếu không có sự tự tin thì chúng ta không đủ can đảm để thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống. Đối với các trẻ, sự tự tin như một nguồn lực sẽ giúp trẻ không ngần ngại trước bất kỳ những khó khăn và thách thức để đạt được những điều trẻ mong muốn. Khi dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp và thể hiện sự tự tin trong cuộc sống, bố mẹ cũng nên hết sức cẩn trọng và chú ý đến thái độ của bản thân mình đối với trẻ vì điều đó ảnh hướng rất nhiều với trẻ.
Qua những chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng mang đến cho bố mẹ những phương pháp dạy trẻ cải thiện khả năng ăn nói và thể hiện sự tự tin của bản thân. Chúc các bố mẹ thành công!
Bài viết cùng chủ đề:
➤ Các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ
➤ Thấu hiểu “con trẻ” nhờ công nghệ sinh trắc vân tay?
➤ Cách ứng dụng phương pháp montessori khi dạy trẻ