Trong 8 loại hình thông minh thì chắc hẳn trí thông minh logic toán học được rất nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh. Trí thông minh logic hay còn được gọi là IQ được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, từ những việc đơn giản như tính số tiền mua hàng, tính số đồ cần dùng tới những việc phức tạp như tính toán hóa đơn, làm kế toán, tới việc tính toán góc bóng để đánh, hay tu sửa nhà cửa,…Và cũng chính nó là một yếu tố giúp những trí thông minh khác của con người được bộc lộ và thể hiện một cách rõ ràng hơn, cùng tìm hiểu chi tiết trí thông minh này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Trí thông minh Logic, toán học là gì?

Trí thông minh Logic là khả năng suy luận, tính toán với những con số, bảng biểu, đo lường, thống kê. Người có trí thông minh này sẽ có sự nhạy bén và khả năng vượt trội với tính toán, tới việc phân tích các vấn đề, cân nhắc suy luận các giả thuyết một cách khoa học, họ thích thú với việc tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề.

Sự phát triển của Logic

Trong lịch sử, ban đầu trí thông minh logic được nghiên cứu như là một mảng nhỏ của bộ môn triết học. Tới khoảng thế kỉ 19, logic đã được chuyển sang nghiên cứu trong toán và luật.

Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học, điện tử thì logic dần được nghiên cứu sâu và phát triển trong một bộ môn riêng như logic học hiện đại, logic học mệnh đề, logic học vị từ, logic học đa trị, logic học tình thái, logic học xác suất, v.v.. Những nhánh nhỏ này ngành được phát triển đa dạng hơn và cung cấp dữ liệu cho nhân loại công cụ giúp tư duy con người tìm hiểu và khám phá được sâu hơn những bí ẩn của nhân loại và thế giới. 

Không thể phủ nhận rằng sự ra đời của trí thông minh hiện đại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của khoa học và công nghệ. Trong thời đại ngày nay, con người dường như khá quen thuộc với những công cụ điều khiển tự động, cảm ứng những bộ máy tự động hóa, không cần con người thì chúng hoàn toàn có thể làm việc được. Khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo cũng là một trong những sản phẩm nổi bật của logic học hiện đại.

2. Biểu hiện của trí thông minh toán học

Trí thông minh logic - toán

Người có trí thông minh nổi trội này đầu tiên là họ cực kỳ nhạy bén với các con số như tính nhẩm nhanh, thích được hỏi về toán học.

Thích được làm các thí nghiệm, làm phép thử, đo lường, bảng biểu,…

Thích các trò chơi mang tính chiến lược như cờ caro, rubik, cờ vua hay giải ô chữ,…

Trẻ có sở thích chơi rubik cũng sở hữu trí thông minh Logic cao

Có hứng thú với những khu thí nghiệm, nghiên cứu, nơi vận hành sản xuất.

Hay đặt câu hỏi, nếu bị hỏi hoặc thử thách về lĩnh vực họ chưa biết liên quan tới tính toán, họ sẽ không ngại dành thời gian để tìm lời giải.

Có kỹ năng lập luận tốt, giao tiếp tốt, họ thích nhìn vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau, biết cách liên kết các vấn đề và biết đặt các câu hỏi có tính logic.

Họ biết cách ứng xử linh hoạt, thường dễ dàng chiến thắng trong các thỏa thuận vì biết cách thuyết phục, bằng chứng cụ thể cũng như lý lẽ rất chặt chẽ.

Thích sự chặt chẽ và rõ ràng, đặc biệt là những chỉ dẫn tuần tự từng bước.

3. Cách rèn luyện trí thông minh logic cho trẻ

– Tận dụng khả năng nhạy bén với con số của trẻ bằng cách dạy trẻ tính nhẩm, cha mẹ có thể tham khảo những cách tính nhẩm hay của Nhật Bản, Hàn Quốc để dạy con.

– Chơi những trò liên quan tới giải câu đố và câu hỏi kích thích trí não, cha mẹ có thể mua sách để về hỏi cùng con hoặc vào trang web để tạo cuộc thi trả lời những câu hỏi hóc búa giữa cha với con.

– Nếu con hứng thú với công nghệ thông tin thì cha mẹ có thể dạy hoặc đầu tư cho con học ngôn ngữ máy tính như Basic, Pascal hoặc HTML hay Java để con tạo trang web cho riêng mình.

– Trao đổi với con về kiến thức liên quan tới tài chính, kế toán qua bài báo hoặc tivi nếu con có hứng thú về kinh doanh hoặc tài chính.

Cha và con có thể thảo luận vấn đề tài chính

– Có thể tham quan những phòng thí nghiệm, khu vực nghiên cứu, làm việc nếu được tham quan. Thăm bảo tàng, bể nuôi sinh vật, thủy cung, hoặc mô hình vũ trụ để kích thích trí tò mò của con…

– Cùng bé thảo luận về sự vật xung quanh, sự vật ấy có thể được sắp xếp theo nhóm về màu sắc, hình dáng hay chất liệu. Hoặc cùng con xác định nguyên lý khoa học đang diễn ra xung quanh và ứng dụng của chúng trong toán học.

– Tìm hiểu các định nghĩa, lý thuyết về toán học, khoa học để xem tính ứng dụng trong thực tế. Ví dụ như Lượng giác – mục được cho rằng nhàm chán và thiếu tính thực tế trong chương trình Toán của trường học tại Việt Nam nhưng lại được áp dụng rất nhiều trong các ngành nghề: hàng hải dùng để tính khoảng cách hòn đảo, tính chiều cao của ngọn núi, trong thiên văn dùng để tính khoảng cách của hành tinh, trong âm nhạc thì tính góc của sóng âm tới tai để đảm bảo chất lượng âm thanh.

– Cùng con chơi trò chơi xếp hình, lắp ghép, phát hiện các chi tiết thiếu, bị lệch với nhau, phân loại đồ vật, con vật theo đặc điểm, thuộc tính để tìm quy luật logic của bộ ghép hình hoặc dãy số.

Chơi xếp hình là một cách để phát triển trí thông minh Logic

– Để con giải thích các khái niệm mà con hiểu cho những bạn bè đồng trang lứa hoặc những người em chưa có nhiều hiểu biết về mục này.

– Cùng con suy luận “ngược” của vấn đề, tìm nguyên nhân và những cách giải quyết mới hoặc thử thách con ở những lĩnh vực mới con chưa biết và yêu cầu con dùng kiến thức toán học để tìm lời giải.

 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Thuyết đa thông minh

➤ Sở hữu trí thông minh nội tâm nên làm nghề gì?

➤ Phương pháp tiếp nhận thông tin VAK

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *