Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner là một khái niệm không mới. Nhưng trong thuyết trí tuệ ấy có một loại trí thông minh dường như ít được để ý: Trí thông minh nội tâm. Người có trí thông minh nội tâm cao không phải ít nhưng không phải ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng và khả năng đặc biệt của loại trí tuệ này. Trong bài viết dưới đây UMIT sẽ cùng bạn làm rõ khái niệm và ngành nghề phù hợp cho loại trí thông minh này.

>> Xem thêm: [Mách Bạn] 12+ Cách Tìm Hiểu Về Những Năng Lực Bản Thân Hiệu Quả Nhất

1. Trí thông minh nội tâm là gì?

Trí thông minh nội tâm là một loại năng lực để tự nhận thức được bản thân. Thường là người hướng nội, có đời sống nội tâm phong phú, có nhiều ước mơ, mục tiêu và động lực rõ ràng.

Là người có xu hướng đi tìm bản thân cực kỳ mạnh. Có khả năng và sự nhạy cảm để phân tích tư duy và cảm xúc cực mạnh. 

8 chỉ số thông minh
8 chỉ số thông minh

2. Điểm mạnh và điểm yếu của trí thông minh nội tâm là gì?

2.1 Điểm mạnh

– Tự nhận thức và có khả năng hiểu chính mình: Bạn là người có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của chính bản thân mình, biết cách gọi tên được giữa nhiều loại trạng thái tình cảm bên trong. Hiểu đơn giản là những 

– Khả năng thấu hiểu bản thân: Hiểu được lý do vui buồn, tại sao họ lại thay đổi cảm xúc, cách để giải quyết nó.

Khả năng thấu hiểu bản thân của trí thông minh nội tâm
Khả năng thấu hiểu bản thân của trí thông minh nội tâm

– Kiểm soát tiếng nói bên trong: Những tiếng nói bên trong có ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều khiển cảm xúc cũng như hành động, lời nói của bạn. Người thấu hiểu bản thân hiểu được hoàn cảnh, xác định được vị trí của họ, giúp họ khích lệ bản thân suy nghĩ tích cực hơn. Từ đó sẽ giúp họ dễ dàng quản lý những cảm xúc tiêu cực hoặc hành động sai trái. 

– Làm việc một mình hiệu quả: Người có trí thông minh nội tâm cao có khả năng đúc rút kinh nghiệm, nhìn được điểm mạnh và điểm chưa tốt của họ. Từ đó lên kế hoạch, làm việc và theo dõi kết quả một cách độc lập.

– Có niềm tin, chính kiến riêng: Là người tự tin, họ hoàn toàn có thể xây được niềm tin cho chính mình và niềm tin này rất khó sụp đổ. Nếu ai đó làm lay động họ, họ không ngần ngại đưa ra những dẫn chứng, lý lẽ thuyết phục một cách đầy đủ. 

– Độc lập: họ làm việc tốt nhất khi một mình, có không gian, phản ánh và làm những dự án đơn lẻ.

>> Xem thêm: [Cẩm Nang] Sinh Trắc Vân Tay Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Con

2.1 Điểm yếu

Điểm yếu của người có trí thông minh nội tâm
Điểm yếu của người có trí thông minh nội tâm

– Sống tình cảm, dễ mủi lòng trước than vãn, khó khăn của người khác.

– Dễ chìm sâu vào tâm trạng, cảm xúc và bị loạn hướng. 

– Nhạy cảm và chịu ảnh hưởng khá mạnh về sự thay đổi cảm xúc của bản thân dẫn tới hậu quả như nghĩ quá lên, mất ngủ, tâm trạng thất thường,…

– Thay vì tập trung vào hiện tại thì họ thường suy nghĩ về quá khứ và tương lai.

– Nếu có sự nghi ngờ về bản thân thì sự hoài nghi này thường bị khuếch đại gấp 2-3 lần bình thường. 

– Có chính kiến cá nhân mạnh, hơi khó làm việc nhóm.

3. Trí thông minh nội tâm làm nghề gì?

Lợi thế của người có trí thông minh này là họ nắm được thế mạnh và yếu, biết họ là ai và có khả năng thiết lập mục tiêu, chuẩn bị kỹ càng. 

Với khả năng nhận thức bản thân và thấu hiểu chính mình, họ có thể áp dụng kiến thức đó để thấu hiểu tâm trạng đối phương cho nên những công việc dưới đây sẽ là một sự lựa chọn không tồi.

– Trị liệu, nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu tiềm năng con người

– Triết gia, mục sư và linh mục

– Nhân viên xã hội

– Người hướng dẫn thiền

– Nhà tư vấn 

– Lãnh đạo tổ chức (Chủ tịch và CEO)

– Cố vấn và huấn luyện viên 

– Nhà nghiên cứu và cố vấn sức khỏe tinh thần 

– Doanh nhân 

Những người nổi tiếng sở hữu trí thông minh nội tâm: Anne Frank, triết gia Aristotle, Gandhi, Hellen Keller, thầy Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh

4. Cách phát huy điểm mạnh của trí thông minh nội tâm

4.1 Chấp nhận và trân trọng sự thấu hiểu bản thân của chính mình 

Điều mà trí thông minh sở hữu chính là khả năng thiên bẩm thấu hiểu bản thân cực kỳ mạnh, đây là điều mà không phải trí thông minh nào cũng có. Và đây cũng là điều mà ai cũng mong mỏi có được và phải cố gắng từng ngày.

Thậm chí, có người cố gắng hàng ngày và nỗ lực rất nhiều nhưng cũng khó để có được sự tinh tế và nhạy cảm về bản thân như bạn. Cho nên hãy học cách trân trọng và biết ơn trí thông minh tuyệt vời này.

Hiểu được bản thân, bạn sẽ có khả năng biết được bản thân muốn gì, mình muốn đi về đâu, hướng đi đó đang có những lợi ích gì, bản thân còn thiếu sót gì và cách để cải thiện nó.

>> Xem thêm: [Mách] Tiêu chí quan trọng khi định hướng nghề nghiệp cho con

4.2 Có những hành động song song với suy nghĩ

Người có trí thông minh có khả năng hiểu bản thân nên đôi khi họ dễ dàng chìm đắm vào sự thay đổi trong họ, những “cơn lũ lòng” dễ khiến họ bị xoáy sâu và khó thoát ra với suy nghĩ tích cực. 

Cách giúp họ vượt qua những “cơn lũ lòng” là hãy tập hít thở thật sâu trước mỗi  luồng suy nghĩ, tập thiền định để đưa tâm thanh thản hơn, tránh việc suy nghĩ nhiều.

Tập thiền định để tâm thanh thản hơn
Tập thiền định để tâm thanh thản hơn

Học cách viết nhật ký để viết những nỗi lòng của bản thân, nhìn nhận lại sự thay đổi bên trong, học cách quan sát và hiểu thêm về chính mình.

Đọc thêm nhiều cuốn sách tâm lý, lắng nghe những người có chuyên môn để có thêm kiến thức cho bản thân.

4.3 Tự phát triển cá nhân 

Trí thông minh nội tâm sẽ học tốt nhất thông qua những lúc họ ở một mình để họ có thời gian suy xét, phản tư với chính bản thân họ.

Từ đó, bạn có thể tạo không gian yên tĩnh trong nhà để có thời gian và nơi để chỉ bạn suy nghĩ về cuộc sống.

Tìm kiếm, phát triển một thú vui hay một thói quen mỗi khi bạn muốn tránh xa đám đông.

Tự học một kỹ năng mới, ngôn ngữ hoặc một khối kiến thức về lĩnh vực khác mà bạn cảm thấy hứng thú.

Tham dự các hội thảo, lắng nghe về phát triển bản thân.

4.4 Rèn luyện để duy trì sự tích cực

Chính vì họ có nhiều thời điểm suy nghĩ quá về một vấn đề hoặc thường hay suy nghĩ về quá khứ (nuối tiếc về những điều đã diễn ra) và tương lai (hoài nghi, lo lắng về những điều sắp tới) khiến họ dễ sa vào tiêu cực.

Tạo thói quen nghe những bản nhạc tạo động lực, làm việc gì đó vui vẻ để tạo nguồn năng lượng cho bản thân mỗi ngày.

Đến nhà thờ, chùa thường xuyên hơn. Học cách tĩnh tâm, suy nghĩ tích cực và an nhiên.

4.5 Học cách lắng nghe người khác

Sự độc lập và chính kiến cao là con dao hai lưỡi với họ, một mặt khiến họ phát triển một mình cực kì tốt nhưng mặt khác khiến họ khó hiểu người khác, khó tìm ra những điểm chung để làm việc nhóm. Học cách lắng nghe ý kiến người khác rồi hãy đánh giá, và xem xét sau.

Học cách lắng nghe ý kiến của người khác
Học cách lắng nghe ý kiến của người khác

Trên đây là một số thông tin mà UMIT tin rằng nó sẽ hữu ích cho bất cứ ai khi muốn tìm hiểu thêm về trí thông minh nội tâm. Nếu bạn muốn tìm địa điểm làm sinh trắc uy tín để biết bản thân có những trí thông minh nào thì hãy liên lạc với UMIT để nhận được tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất. 

Bài viết cùng chủ đề:

8 loại trí thông minh của con người

Các công việc phù hợp cho người hướng nội

TOP nghề nghiệp có thu nhập khủng nhất hiện nay

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *