Trong công việc, học tập hay cuộc sống, người ta luôn nhắc khá nhiều về năng lực bản thân. Không ít người thất bại vì không có năng lực hay thành công nhanh chóng nhờ năng lực. Qua đó, năng lực bản thân đóng vai trò quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nhưng cụ thể năng lực của bản thân là gì, có những loại năng lực gì và làm thế nào để tìm hiểu năng lực của chính mình. Hãy cùng UMIT tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
>> Xem thêm: [Bật Mí] TOP 6+ Những Ngành Học Lương Cao Nhất Hiện Nay
1. Năng lực của bản thân là gì? Có những loại năng lực nào?
Nhiều người thường lầm tưởng năng lực và năng khiếu. Tuy nhiên đây là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau. Năng khiếu có thể hiểu là điều bạn sở hữu ngay từ khi sinh ra, đó có thể là một tài năng đặc biệt hoặc thế mạnh ở lĩnh vực nào đó. Song, năng lực là điều bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được. Năng lực không phải là điều đặc trưng của mỗi cá nhân mà được phân chia đều cho tất cả mọi người, ai cũng có thể tự rèn luyện năng lực bản thân. Nói cách khác, năng lực là sự huy động kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của con người để hoàn thành những công việc nhất định.
Năng lực được chia làm 2 loại chính: năng lực chung và năng lực chuyên môn. Mỗi loại được chia thành nhiều năng lực khác nhau:
- 3 năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; năng lực đàm phán và thương lượng; năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- 7 năng lực chuyên môn: Năng lực công nghệ, năng lực sáng tạo, thể chất, khoa học, năng lực tính toán, ngôn ngữ và tìm hiểu môi trường tự nhiên, xã hội.
2. Làm sao để biết bản thân có năng lực hay không?
Mỗi người có thể có những năng lực khác nhau tùy vào mục tiêu cũng như quá trình rèn luyện. Song, mỗi người có có năng lực đều có những biểu hiện chung sau đây.
2.1 Biết áp dụng thực tiễn vào công việc
Dù là rèn luyện cho bản thân năng lực gì, mỗi người đều phải trải qua quá trình rèn luyện, học tập với nhiều hình thức như tự học, học tại trường lớp,… Thông qua đó sẽ hình thành tư duy nhanh chóng và khả năng ứng biến tốt. Vậy nên thay vì lặp đi lặp lại những điều đã được học một cách máy móc, người có năng lực luôn biết vận dụng tốt những kiến thức trong sách vở, kết hợp cùng kinh nghiệm thực tế vào công việc để hoàn thành chúng tốt nhất.
>> Xem thêm: [Mách] Cách chọn nghề phù hợp với bản thân thông qua STVT
2.2 Có đầu óc sáng tạo
Sự sáng tạo luôn là nét riêng của mỗi người, mỗi người đều có những suy nghĩ khác nhau và sự sáng tạo khác nhau. Chính sự sáng tạo ấy là biểu hiện rõ nét của người có năng lực. Thay vì liên tục giải quyết các vấn đề theo lối cũ, người có năng lực luôn tìm ra hướng đi của riêng mình để mang lại hiệu quả vượt trội hơn. Điều cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp luôn săn đón hiện nay.
2.3 Luôn hoàn thành tốt công việc của mình
Đây có lẽ là biểu hiện rõ nét nhất đối với những người có năng lực. Nhờ vào kinh nghiệm, sự sáng tạo, nhạy bén của mình mà họ luôn hoàn thành tốt những công việc được giao. Hoàn thành ở đây bao gồm về thời gian lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, công việc càng có tính chuyên môn hóa càng chứng minh được năng lực bản thân trong lĩnh vực ấy. Nếu một người khó có thể hoàn thành những công việc chuyên môn thì có lẽ họ không có năng lực trong lĩnh vực đấy.
2.4 Thời gian hoàn thành công việc sớm
Khi bất kỳ ai có năng lực ở lĩnh vực nào đồng nghĩa với việc họ có thể làm nó một cách nhanh chóng. Có người tốn rất nhiều thời gian cho công việc chuyên môn nhưng hiệu quả không quá tốt. Lại có những người chỉ tốn ít thời gian để hoàn thành nhưng hiệu quả mang lại vô cùng vượt trội. Đây cũng là tiêu chí mà các lãnh đạo đánh giá năng lực của nhân viên mình.
>> Xem thêm: [Bật mí] Những nghề có thu nhập ổn định và bền vững
3. Cách kiểm tra năng lực bản thân
Mặc dù năng lực là dành cho mỗi chúng ta, ai cũng có thể rèn luyện và có được năng lực riêng cho bản thân. Tuy nhiên không phải tất cả năng lực đều sẽ phù hợp mà mỗi người sẽ có những tư duy, năng khiếu phù hợp với từng loại năng lực khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những cách để kiểm tra liệu bản thân sẽ có những năng lực nào.
3.1 Trải nghiệm những gì khiến bạn tự tin, thích thú
Đa phần năng lực của chúng ta đều đi kèm với sự tư tin, hưng phấn khi làm công việc liên quan. Bên cạnh đó, khi làm những việc ta không thích hoặc không giỏi lại cảm thấy rất chán chường và áp lực. Thế nên hãy tự mình trải nghiệm ở những lĩnh vực mà bạn thấy hứng khởi hoặc tự tin khi làm. Khi chúng ta dành thời gian, tâm huyết và hòa mình vào cùng công việc, năng lực thật sự sẽ trỗi dậy.
3.2 Hỏi bạn bè, người thân về những điều ta giỏi và không giỏi
Ý kiến từ gia đình và bạn bè luôn là nguồn thông tin khách quan nhất khi đánh giá về bản thân bạn. Qua thời gian dài tiếp xúc, học tập và làm việc cùng nhau, họ có thể giúp bạn đưa ra những điểm mạnh hay điểm yếu của bạn. Có thể sự thật sẽ khiến bạn buồn lòng nhưng đôi khi đó lại chính là năng lực thật sự của bạn. Tuy nhiên, người hiểu chúng ta nhất có lẽ chỉ là chúng ta mà thôi. Vậy nên bạn chỉ nên tham khảo nguồn ý kiến này thay vì hoàn toàn nghe thôi. Qua những nhận xét đó kết hợp cùng trải nghiệm thực tế của bản thân, bạn sẽ tìm ra được năng lực thật sự của mình.
3.3 Làm bài trắc nghiệm sinh trắc vân tay
Đây là hình thức vừa xuất hiện trong những năm gần đây nhưng rất nhanh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Đây là phương thức thường được áp dụng bởi những bậc phụ huynh mong muốn tìm hiểu năng lực tiềm ẩn của con mình. Bên cạnh đó, phương thức này cũng dành cho những người muốn kiểm tra năng lực bản thân.
Mỗi ngón tay sẽ thể hiện những năng lực bản thân khác nhau:
- Ngón cái: khả năng hành động và thực hiện.
- Ngón trỏ: khả năng sáng tạo và tư duy logic.
- Ngón giữa: năng lực tay chân và khiếu thẩm mỹ.
- Ngón áp út: khả năng nhận diện giọng nói.
- Ngón út: khả năng đọc hiểu và nhận diện văn bản, hình ảnh.
Mặc dù ý nghĩa sinh trắc vân tay giúp ta xác định được năng lực bản thân một cách nhanh chóng và tính chính xác cao nhưng nếu năng lực ấy không được rèn luyện thì rất khó để phát triển về sau.
4. Cách phát triển và nâng cao năng lực bản thân
Như đã nói, mỗi chúng ta đều phù hợp với những năng lực khác nhau. Nhưng để tiềm năng ấy được phát triển và đạt đến đỉnh cao thì đòi hỏi quá trình rèn luyện và trau dồi bản thân. Nếu bạn chưa biết cách làm thế nào để nâng cao năng lực bản thân thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
4.1 Đặt ra mục tiêu và cố gắng thực hiện tới cùng
Trước khi làm bất cứ việc gì, hãy đặt ra cho mình những mục tiêu. Trong quá trình nâng cao bản thân cũng vậy, hãy đi từ những mục tiêu nhỏ cho đến những thành tựu lớn hơn và cố gắng hoàn thành tất cả những mục tiêu ấy.
Khi có những mục tiêu riêng cũng là cách giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, ý chí để hoàn thành những công việc của mình cũng như cố gắng phát triển năng lực bản thân.
4.2 Lên kế hoạch rèn luyện chi tiết
Để có thể phát triển tiềm năng của bản thân, chúng ta phải luôn chăm chỉ trau dồi và luyện tập. Vậy nên hãy lập cho mình một bản kế hoạch thật chi tiết để tự rèn luyện và phát triển năng lực bản thân. Việc này cũng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và hoàn thành công việc một cách khoa học hơn.
4.3 Lường trước những rủi ro
Bất kỳ một công việc nào cũng sẽ có những rủi ro và việc lường trước những rủi ro sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng hơn. Vậy nên hãy luôn chuẩn bị cho mình những kế hoạch dự phòng trước những điều không may xảy ra để kế hoạch phát triển và nâng cao năng lực bản thân có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
4.4 Nâng cao sức đề kháng, tăng cường thể dục, thể thao
Để có thể hoàn thành tất cả mục tiêu đưa ra thì thể chất là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy không trực tiếp giúp bạn nâng cao năng lực bản thân của mình nhưng khi có thể chất tốt, bạn sẽ có đủ năng lượng để hoàn thành công việc của mình.
4.5 Duy trì tinh thần tích cực
Bên cạnh việc bồi dưỡng thể chất thì việc nuôi dưỡng tâm hồn cũng góp phần mang lại năng lượng để làm việc, truyền động lực và tăng cường ý chí. Hãy luôn giữ những suy nghĩ tích cực, nhìn vào mặt tốt, tránh xa những điều tiêu cực để luôn vui vẻ và hoàn thành tốt những mục tiêu cũng mình. Có như vậy năng lực mới ngày càng phát triển và đạt đến đỉnh cao.
Mỗi chúng ta đều có cơ hội tìm được năng lực bản thân của riêng mình. Tuy nhiên nếu không trau dồi và luyện tập thì tiềm năng ấy sẽ không thể phát triển. Vậy nên hãy luôn chăm chỉ rèn luyện, tăng cường trải nghiệm và va chạm thực tế để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân cũng như để năng lực bản thân ngày càng được nâng cao hơn.
>> Xem thêm: [ Tác hại ] Hậu quả của việc định hướng sai nghề nghiệp
5. Một số năng lực quan trọng cần trong bức phá sự nghiệp
5.1 Năng lực của tổ chức (Organizational competencies)
Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị văn hóa cốt lõi và năng lực của tổ chức và một bộ công tác tổ chức được thực hiện đi kèm (ví dụ định hướng khách hàng, chấp nhận rủi ro và cắt lỗ)
5.2 Năng lực cốt lõi (Core competencies)
Khả năng và/hoặc kỹ thuật chuyên môn độc đáo của một tổ chức, nghĩa là năng lực cốt lõi phân biệt tổ chức này với đối thủ cạnh tranh của nó (ví dụ như các công nghệ, phương pháp, chiến lược hoặc quy trình của tổ chức đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường). Một năng lực cốt lõi của tổ chức là sức mạnh chiến lược của một tổ chức.
5.3 Năng lực kỹ thuật (Technical competencies)
Tùy thuộc vào vị trí, cả khả năng kỹ thuật và khả năng thực hiện cần được cân nhắc kỹ khi quyết định tuyển dụng ai đó. Thường thì các tổ chức có khuynh hướng thuê hoặc quảng cáo tuyển dụng chỉ trên cơ sở các kỹ năng kỹ thuật. Để loại trừ các năng lực khác, cần trải nghiệm những hoạt động có liên quan.
5.4 Năng lực hành vi (Behavioral competencies)
Năng lực làm việc cá nhân thì đặc biệt hơn năng lực và khả năng của tổ chức. Như vậy, điều quan trọng là chúng được định nghĩa trong một bối cảnh hành vi có thể đo lường được để xác nhận khả năng áp dụng và mức độ chuyên môn (ví dụ phát triển tài năng)
5.5 Năng lực chức năng (Functional competencies)
Năng lực chức năng là lực công việc cụ thể hướng đến chứng minh hiệu suất công việc cao, kết quả chất lượng cho một vị trí nghề nghiệp nhất định. Chúng thường là những kỹ thuật hoặc hoạt động trong tự nhiên (ví dụ, “sao lưu cơ sở dữ liệu” là một năng lực chức năng).
>> Xem thêm: [Bật mí] TOP nghề nghiệp có thu nhập khủng nhất hiện nay
5.6 Năng lực quản lý (Management competencies)
Năng lực quản lý là năng lực bản thân có thể xác định các thuộc tính và khả năng cụ thể để minh họa khả năng quản lý của một cá nhân. Không giống như các đặc tính lãnh đạo, tính chất quản lý có thể được học và phát triển với sự đào tạo và nguồn lực thích hợp. Năng lực trong thể loại này phải chứng minh hành vi cần thiết để quản lý thực sự có hiệu quả.
Năng lực bản thân và các mô hình năng lực có thể được áp dụng cho tất cả các nhân viên trong một tổ chức hoặc chúng có được vị trí cụ thể. Xác định năng lực của nhân viên có thể đóng góp để cải thiện hiệu suất của tổ chức. Chúng có hiệu quả nhất nếu chúng đáp ứng nhiều tiêu chuẩn quan trọng, bao gồm liên kết đến, và đòn bẩy trong hệ thống nguồn nhân lực của một tổ chức.
Các năng lực cốt lõi phân biệt một hệ thống từ sự cạnh tranh của nó đến việc tạo ra lợi ích cạnh tranh của một công ty trên thị trường. Một năng lực cốt lõi của tổ chức là sức mạnh có tính chiến lược của nó.
Năng lực tạo cho các tổ chức một cách thức để định nghĩa về hành vi cái mà mọi người cần phải làm để tạo ra những kết quả mà tổ chức mong muốn, đi theo văn hóa của nó. Bằng cách có được các năng lực được định nghĩa, nó cho phép nhân viên biết những gì họ cần phải để có hiệu quả. Khi được định nghĩa đúng, các năng lực cho phép các tổ chức đánh giá mức độ thể hiện và mức độ thiếu trong hành vi của nhân viên của họ. Những năng năng lực nào mà nhân viên còn thiếu cần phải học thêm.
Bài viết cùng chủ đề:
➤ 12 cách định hướng nghề nghiệp yêu thích trong 5 phút
➤ Sinh Trắc Vân Tay trong định hướng nghề nghiệp
➤ Làm sao để chọn được nghề nghiệp phù hợp với đam mê và sở thích
Một bình luận