Quan niệm hướng ngoại dùng để chỉ những người thích giao lưu, tương  tác, gặp gỡ nói chuyện với người khác và xã hội. Họ thường xử lý suy nghĩ thành tiếng nói trước khi dành thời gian để suy xét. Cũng vì thế mà họ có tính cách cởi mở, nhiệt tình và khá sôi nổi trong đám đông. Họ có năng lượng từ việc giao lưu với mọi người, tự tin, năng động nên cũng có rất nhiều ngành nghề mà họ có thể làm tốt khi dựa trên đặc điểm tính cách này. Vậy những công việc nào sẽ phù hợp cho người hướng ngoại.  

1. Quan hệ công chúng

Một công việc phù hợp cho người hướng ngoại đó là quan hệ công chúng .Quan hệ công chúng là  thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông… nhằm xây dựng thương hiệu, khẳng định tên tuổi trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển. 

Hiểu đơn giản là những người làm nghề này sẽ xây dựng một mối quan hệ tốt và bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Những công việc của họ có thể kể đến như xây dựng câu chuyện truyền thông, quảng cáo, thực hiện các cuộc phỏng vấn và xử lý các tình huống khủng hoảng. 

Các công việc phù hợp cho người hướng ngoại

 

Phong cách giao lưu, cởi mở và sự khéo léo của những người hướng ngoại sẽ là một điểm cộng rất lớn nếu như họ muốn tiến tới nghề tiềm năng này. Họ dễ dàng xây dựng mối quan hệ lâu dài cần thiết cho công việc và sẽ luôn tràn đầy năng lượng khi được làm việc với mọi người.

2. Truyền thông – Marketing

Cho dù bạn đang giữ vai trò tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội hay đã xây dựng thương hiệu của riêng mình với tư cách là người có ảnh hưởng, KOLs thì cơ hội thành công của bạn sẽ tăng lên đáng kể nếu bạn có khả năng và yêu thích tương tác với những người khác cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Marketing

3. Bán hàng

Bán hàng sẽ là một công việc tốt không thể thiếu cho những người hướng ngoại. Gọi điện, gặp gỡ và trao đổi với khách hàng là một điểm đặc biệt của công việc này. Thay vì bạn ngồi hàng giờ để nghiên cứu điểm mới cho khách hàng, hay ngồi phân tích số liệu thì bạn sẽ là người tạo mối quan hệ với khách, trao đổi và buôn bán. Điều này có thể bắt đầu từ những cuộc nói chuyện nhỏ từ cuộc sống, sở thích một cách tự nhiên và nhiệt tình bên ngoài – đây chính là cách họ xây dựng “thương hiệu cá nhân” và tạo niềm tin cho khách hàng.

Bán hàng

4. Quản lý dịch vụ khách hàng

Kỹ năng giao tiếp là những yêu cầu chính đối với các nhà quản lý dịch vụ khách hàng. Ở vị trí này, bạn có nhiệm vụ xử lý các mối quan tâm, thắc mắc cũng như xử lý vấn đề của khách hàng. Điều quan trọng là bạn phải xây dựng mối quan hệ tốt, tích cực với khách hàng, nhân viên và các nhóm quản lý khác để họ vừa có cái nhìn tốt về thương hiệu bạn làm việc cũng như bạn có được nhân hiệu cá nhân tốt. Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn làm việc chủ yếu với con người.

Quản lý dịch vụ khách hàng

Một người làm dịch vụ tốt là họ có thể xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng khiến họ trở thành khách trung thành và cực kì tin cậy ở doanh nghiệp của bạn đồng thời tạo được chiến lược, truyền năng lượng và tinh thần cho đồng nghiệp xung quanh.

5. Hướng dẫn viên du lịch

Đây là một công việc đòi hỏi bạn phải có tầm hiểu biết rộng và nhiều về nhiều chủ đề như văn hóa, ẩm  thực và đặc biệt là tâm lý con người. Sự tự tin trong giao tiếp, khéo léo trong ngôn ngữ, đôi khi cần chút duyên dáng  để có thể làm hài lòng những vị khách khó tính. Bạn cũng cần biết cách quản lý đội nhóm, con người, tổ chức, sắp xếp “nơi ăn chốn ở” chu đáo cho du khách. 

Hướng dẫn viên du lịch

6. MC/ Phát thanh viên/ Phóng viên tin tức

Người làm tin tức hoặc nghề liên quan tới dẫn chương trình đòi hỏi phải có khả năng trình bày. Sự tự tin, khả năng sử dụng ngôn từ và nét duyên là điều cần thiết để có thể giới thiệu, truyền đạt thông tin, lên sóng truyền hình hay vào vai phóng viên hiện trường phát sóng trực tiếp… Những người này cần phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời để thu hút sự chú ý của công chúng.

Phát thanh viên

7. Tổ chức sự kiện

Người tổ chức sự kiện giỏi chắc chắn không thể thiếu những tố chất: tư duy logic, óc tổ chức; khả năng quan sát, khả năng thiết lập mối quan hệ tốt; làm việc nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. 

Người tổ chức sự kiện không chỉ lên khung chi tiết chương trình hoặc lên ý tưởng cho hoạt động… mà còn cần nhiều mối quan hệ để liên hệ với các khách mời, liên hệ các nhà đầu tư và để nắm thông tin chính xác.

8. Chuyên viên tư vấn

Tư vấn là làm việc con người với con người. Do đó kỹ năng giao tiếp được coi là ưu tiên số một và cũng là điểm cạnh tranh đối với những ai muốn theo đuổi ngành này.

Dù là tư vấn bất cứ vấn đề gì từ tâm lý, hướng nghiệp, tài chính hay pháp luật,… thì xây dựng lòng tin với khách hàng là điều quan trọng nhất đối với một chuyên viên. Nghề chuyên viên sẽ thích hợp với ai có năng lượng tích cực, thích xây dựng mối quan hệ, có khả năng đồng cảm và lắng nghe tốt.

Là người có nhiều trải nghiệm sống  cũng là một điểm cộng lớn của một chuyên viên.

9. Giám đốc kinh doanh 

Với tính chất công việc của trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng khách hàng thì luôn yêu cầu tiếp xúc khách hàng, có khả năng gắn kết, phân tích thuyết phục và định hướng cho khách hàng. Công việc này thực sự hoàn hảo đối với những người có tính cách cởi mở, hòa đồng, phóng khoáng và luôn muốn có sự tiếp xúc với mọi người.

Bất kỳ sự thay đổi nào của công ty, từ mặt hàng mới, chương trình khuyến mãi tới những sự thay đổi trong chính sách hợp đồng… đều phải thông báo liên tục cho khách. 

Trên đây là một số ngành nghề Umit gợi ý, trên thực tế còn rất nhiều ngành khác dành  cho người hướng ngoại. Vậy nên, cho dù bạn là người hướng ngoại, hướng nội hay ở lưng chừng giữa hướng nội và hướng ngoại thì điều quan trọng là hãy chọn một nghề khiến bạn hạnh phúc và tự tin trên con đường sự nghiệp của mình. 

 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Các ngành kỹ thuật HOT không thể bỏ qua

➤ Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với SWOT

➤ STVT trong định hướng nghề nghiệp

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *