Tự kỷ là tên gọi một hội chứng khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội. Tuy nhiên, tự kỷ cũng có khá nhiều loại với những triệu chứng, biểu hiện cùng mức độ khác nhau được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”

1. Rối loạn Asperger

Đây là rối loạn tự kỷ ở chức năng cao hay còn được gọi là “tự kỷ thông minh”. Người mắc hội chứng này thường có tốc độ và sự phát triển trí tuệ và ngôn ngữ giống người bình thường nhưng khả năng giao tiếp kém. Đặc điểm của họ thường là thích ngồi một mình, không thích tương tác hoặc trò chuyện với người xung quanh cho nên họ thiếu  sự đồng cảm, thấu hiểu với người khác. Kỹ năng làm việc nhóm được cho là yếu, họ cũng khá vụng về và chậm chạp  

Nhưng đặc biệt họ có khả năng tập trung cao độ vào những thứ họ thích. Một số đứa trẻ mắc hội chứng này thường bị cô lập nhưng chúng có thể xuất sắc ở lĩnh vực nào đó. Theo lịch sử thì một số thiên tài được cho là mắc chứng này là Albert Einstein và Isaac Newton. Albert Einstein hồi nhỏ từng học nói  rất khó khăn, gia đình còn nghi ngờ ông không thể nói được và ông cũng bị bạn bè cô lập hồi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Albert Einstein

2. Rối loạn Heller

Rối loạn Heller được đặt theo tên của tiến sĩ Theodor Heller, người phát hiện ra rối loạn tự kỷ thoái hóa lần đầu tiên. Theo ông thì những đứa trẻ mắc hội chứng này có xu hướng thoái hóa có tính tự kỷ, có nghĩa rằng trẻ dần mất những khả năng về ngôn ngữ, trí tuệ  và những sự phát triển bình thường khác. Khi những khả năng này mất đi thì trẻ dần có những biểu hiện của hội chứng tự kỷ. Độ tuổi được chẩn đoán là khi trẻ được 6 tuổi hoặc trong giai đoạn từ sơ sinh tới 6 – 7 năm đầu đời. 

Đây được đánh giá là trường hợp rất hiếm gặp, trong hơn 100.000 trẻ thì chỉ có 1 trẻ bị mắc hội chứng này.

3. Hội chứng Rett

Hội chứng Rett là hội chứng rối loạn thần kinh không phổ biến, được biết tới là xuất hiện ở các bé gái nhiều. Trẻ mắc hội chứng này có bộ não khá nhỏ, khó cử động để đi lại. Cơ thể của trẻ phát triển không đồng đều dẫn tới trẻ bị khó thở, trẻ thường bị động kinh, mất một số khả năng vật lý trên cơ thể.

Có một số trẻ mắc chứng Rett khá nặng khiến trẻ bị liệt, mất khả năng đi lại và phải dùng xe lăn, cần chăm sóc mọi lúc mọi nơi. 

4. Rối loạn không phân định rõ (PDD-NOS)

Đây được cho là hội chứng nhẹ, chưa được phân định một cách rõ ràng. Với những trẻ có hội chứng này thì có thể xuất hiện sau 3 năm đầu đời. Những biểu hiện cũng không rõ ràng hoặc nếu có thì mức độ của trẻ sẽ nhẹ và ít trầm trọng hơn. Ví dụ như trẻ vẫn có những tương tác xã hội, khả năng ngôn ngữ cũng có và có thể học kiểm soát cảm xúc. 

Đối với các bé bị tự kỷ dạng nhẹ thì ba mẹ có thể chủ quan, không phát hiện sớm thì theo thời gian tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn sẽ khiến trẻ tự cách ly với mọi người, trẻ dần thụ động, giảm khả năng hòa nhập với cộng đồng và có ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ.   

Tuy chứng tự kỷ nhẹ cũng khó có thể điều trị khỏi hẳn nhưng dưới sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn cùng ba mẹ thì tình trạng của trẻ có thể cải thiện được. Nếu được phát hiện sớm thì trẻ tự kỷ nhẹ vẫn có thể tới trường học và sinh hoạt bình thường như các bạn đồng trang lứa. 

Tình yêu chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ vượt qua

5. Cách chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ

Dù trẻ mắc chứng tự kỷ nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm thì những triệu chứng trở nên nặng hơn. Trẻ sẽ lớn lên và trở thành người lớn mắc chứng tự kỷ với hàng loạt biểu hiện về chậm phát triển về thần kinh, rối loạn cảm xúc, khó khăn khi làm việc, giao tiếp và hòa nhập với xã hội.

Kiên nhẫn cùng con

Nếu như trẻ được kiểm tra, điều trị sớm thì trẻ sẽ có nhiều cơ hội để ổn định, học cách giao tiếp và hòa nhập được với cộng đồng. Trẻ mắc chứng nặng hơn thì việc điều trị và chăm sóc sẽ là bước đệm nâng đỡ giúp trẻ cải thiện việc giao tiếp hơn. 

Do vậy, trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương, sự cảm thông và hiểu từ những người thân đặc biệt là cha mẹ – những người sinh thành ra trẻ. Cha mẹ không nên chủ quan mà hãy học cách chấp nhận những “khiếm khuyết” tâm lý của trẻ để cùng con, bên con, hiểu con giúp chiến thắng tự kỷ.

sự phối hợp giữa gia đình và bác sĩ

Tự kỷ là hội chứng tổng hợp của rất nhiều bệnh lý như suy giảm nhận thức tư duy, giảm khả năng tương tác giao tiếp, giảm khả năng nhận diện cảm xúc và bị rối loạn… Cho nên việc điều trị là quá trình cả đời của trẻ, nó lâu dài nên cần sự kiên nhẫn, bền bỉ của cha mẹ và trẻ cùng với những phương pháp từ chuyên gia. Theo dõi kỹ càng, thường xuyên trao đổi cùng các chuyên gia, giáo viên mẫu giáo và thực hiện đúng theo lời khuyên và hướng dẫn trị liệu là điều tốt nhất cha mẹ có thể làm. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bác sĩ, cộng đồng là yếu tố quan trọng, có thể mang lại hiệu quả tốt chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào thuốc.

 

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ

➤ Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái siêu nhanh

➤ Cách xử lý khi bé 5 tuổi chưa thuộc bảng chữ cái

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *