Nuôi nấng một đứa trẻ chưa bao giờ là điều gì dễ dàng, đặc biệt là một bé trai sẽ có nhiều khó khăn hơn với một bé gái. Vậy làm sao để dạy con trai trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, trưởng thành như cha mẹ mong đợi?

Cách nuôi dạy con trai mạnh mẽ, nhanh trưởng thành
Cách nuôi dạy con trai mạnh mẽ, nhanh trưởng thành

1. Để con tương tác thật nhiều với bố

Nhiều gia đình thường cho rằng nuôi dạy con cái là nghĩa vụ và bổn phận của người mẹ, và bỏ mặc đứa trẻ cho người mẹ thay cho người bố vì một số lý do như bố bận đi làm, bố đi làm xa, không có thời gian,… Theo ý kiến cá nhân tôi, nếu người cha thực sự muốn bên cạnh và giáo dục con, người cha đó sẽ tìm cách thay vì lấy lý do thoái thác. Một nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) chứng minh, khi bé trai tương tác với bố ít nhất 2 tiếng mỗi ngày, bé sẽ thông minh hơn và học hỏi nhanh hơn. 

Cách nuôi dạy con trai mạnh mẽ, nhanh trưởng thành
Cha chính là tấm gương lớn nhất của con trai

Các bé trai bắt đầu dậy thì sẽ học hỏi, tìm kiếm những phẩm chất từ người lớn xung quanh, điều đó khiến cho vai trò của những người bố trở nên cực kì quan trọng. Ví dụ như nếu người cha là người điềm tĩnh, công tâm, luôn dành thời gian lắng nghe con thì bé trai cũng được học hỏi đức tính đó, bé sẽ luôn quan sát, nhìn nhận nhiều mặt của vấn đề để đưa ra quyết định. Các bé cũng học được cách tương tác mạnh mẽ hơn khi ứng xử trong gia đình và xã hội so với những đứa trẻ chỉ do mẹ chăm sóc, dạy dỗ.

2. Bồi dưỡng ý thức cạnh tranh đúng cách

Các bé trai thích sự cạnh tranh, đây là điều hoàn toàn bình thường vì nó liên quan tới hormone nam tính sẵn có trong người bé. Bé thích xem những cuộc đua, cuộc thi hoặc những trận đấu để tìm người chiến thắng. Cha mẹ có thể bồi dưỡng thêm tính cách đó cho con bằng cách cho con chơi những trò chơi có tính cạnh tranh như bóng đá, bóng rổ, hay bơi lội… cũng rất tốt. Qua các bộ môn, cuộc thi đó, các cậu bé sẽ dần hiểu ra một chân lý: Nếu muốn chiến thắng, cần phải cố gắng, nỗ lực, tìm kiếm điểm mạnh của chính mình và cạnh tranh và phải dốc toàn lực cho công việc hiện tại. Qua những hiểu biết đó, bé càng phải phấn đấu và học hỏi nhiều hơn chứ không thể chỉ dựa vào may mắn. 

Thúc đẩy sự cạnh tranh của trẻ
Thúc đẩy sự cạnh tranh của trẻ

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần để con hiểu cách giành chiến thắng nằm ở trí óc, không chỉ dùng cơ bắp hay sức lực để tấn công hay phòng thủ mà còn phải có chiến lược dựa trên luật lệ.  

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần hướng con tới sự cạnh tranh tích cực, tạo ra sự ganh đua nhưng để con hiểu quá trình hơn là chỉ chú ý vào kết quả. Ví dụ như con đạt giải ba cho cuộc thi bơi lội, cha mẹ hãy dành những lời khen, khích lệ cho sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm của con. Và con cũng nên học cách tôn trọng và chúc mừng người chiến thắng, đây chính là sự yêu thương trong cạnh tranh – một phẩm chất đáng quý mà bé trai cần học và nắm chắc.  

3. Không nuông chiều bé quá mức 

Việc nuôi dạy một đứa con trai là cả một quá trình dài, nếu gia đình quá yêu thương và bảo bọc con thì cậu bé trai ấy rất khó khăn để trưởng thành. Một cậu bé đang ở tuổi vị thành niên có thể hơi chậm chạp một chút nhưng không thể lười biếng hoặc chỉ biết dựa dẫm. Người năng động sẽ thành công, còn người lười biếng sống vô vị và không tránh khỏi sẽ lụi tàn” Jules Verne từng nói. Nếu thấy con lười biếng mà không giúp con thay đổi thì khi trở thành một chàng trai trưởng thành không có thành tựu lớn lao, không thể nuôi bản thân và trở thành một gánh nặng cho gia đình. Do đó, cha mẹ hãy gạt bỏ sự chiều chuộng quá mức của mình với con, hãy để con trưởng thành đúng cách, tự nỗ lực và phấn đấu để hiểu được giá trị của cuộc sống và có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh.

Dạy con tự lập thay vì quá nuông chiều
Dạy con tự lập thay vì quá nuông chiều

4. Dạy con về cảm xúc một cách đúng đắn

Những tính cách của con không phải tự nhiên được hình thành, trẻ học từ những người xung quanh, xung quanh môi trường của chúng. Do đó, đầu tiên cha mẹ nên dạy chúng cách đọc tên từng cảm xúc của mình, ngoài những cảm xúc cơ bản như vui vẻ, buồn, tức giận thì trẻ nên được học cách phân biệt của những cảm xúc phức tạp như yêu, thương, chua xót, xấu hổ, buồn rầu, sợ hãi,… Khi mà trẻ hiểu được cảm xúc của chúng, trẻ sẽ được học cách bộc lộ cảm xúc hoặc kiềm chế theo từng hoàn cảnh.

Muốn con kiềm chế cảm xúc tốt thì đầu tiên cha mẹ phải là một tấm gương khi có khả năng bình tĩnh và tiết chế. Chỉ cần cha là người nóng tính thì khi trưởng thành người con cũng sẽ nóng nảy như vậy, do vậy bạn cần bình tĩnh và giải quyết tình huống theo hướng tích cực con sẽ quan sát và học theo.

Dạy con từng cảm xúc và hành động tương ứng với cảm xúc ấy
Dạy con từng cảm xúc và hành động tương ứng với cảm xúc ấy

Bộc lộ cảm xúc cũng là một điều quan trọng đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Tuy nhiên vì là con trai nên thường khó bộc lộ cảm xúc hơn con gái, để con có kỹ năng đó cha mẹ nên là người mở đầu trước bằng cách bộc lộ với con, lắng nghe và cảm nhận đừng câu chuyện dù ngắn hay dài của con. Cha mẹ cũng nên khuyến khích con kể chuyện với cha mẹ bằng cách hỏi con về tâm trạng của con một ngày, hôm nay học hay chơi gì với bạn bè. Đặc biệt, khi con tin tưởng cha mẹ và bắt đầu hỏi ý kiến của người lớn về vấn đề gì đó, cha mẹ nên lắng nghe, hướng dẫn con nếu có thể và không nên áp đặt những cách của mình. Hãy để con tự mình đưa ra quyết định cho vấn đề của chính con. 

5. Thúc đẩy sự tự chủ ở con

Để trở thành một người đàn ông trưởng thành, độc lập mạnh mẽ, các chàng trai cần học cách tự chủ bản thân. Điều đó có nghĩa là những đứa trẻ cần học cách làm chủ được suy nghĩ, hành động và biết cách chịu trách nhiệm cho từng hành động của chính mình chứ không thể hành động bột phát, muốn nói gì thì nói và muốn làm gì thì làm.

Cha mẹ có thể cho con thấy trách nhiệm mà con phải có mỗi trường hợp hành động xảy ra, những hành động của cảm xúc bị bộc phát và cả hành động khi con đã suy xét kỹ lưỡng. Phân tích từng khía cạnh cho con hiểu, từ đó con chuẩn bị tâm lý tốt hơn và con có sự kiểm soát tốt hơn với từng hành động của chính mình.   

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Bí quyết luyện con thành tài của mẹ Do Thái

Muốn nuôi dạy con tốt phải làm thế nào?

➤ Đại gia dạy con như thế nào

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *