Bản kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp cho bản thân chính là “vũ khí” giúp bạn quyết định được tương lai của chính mình. Thông qua việc đánh giá sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho bạn thấy con đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Sau đây là quy trình 7 bước giúp bạn lập kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp cho bản thân mình:

Bước 1: Đánh giá bản thân

Ở bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung chia làm bốn nhóm:

Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) hoặc làm dạng SWOT để biết dạng công việc phù hợp với mình.

 

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bạn cần xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong công việc mong muốn. Và những mục tiêu này cần phù hợp với 3 yếu tố: sở thích, đam mê và khả năng của bạn. 

Sau một thời gian làm việc, bạn nên dành thời gian cho bản thân để cân nhắc lại sự phù hợp của nghề nghiệp và mục tiêu của mình. Nếu như bạn muốn phát triển thêm thì có thể cân nhắc giữa hai lựa chọn sau đây:

+ Chuyên viên: Nếu bạn đam mê một lĩnh vực, có khả năng hiểu sâu và nghiên cứu dài lâu thì vị trí chuyên viên sẽ phù hợp với bạn. Một chuyên viên cần có chuyên môn rất cứng trong lĩnh vực của mình, có những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm hơn so với những người khác. Ngoài ra bạn cũng phải có kỹ năng nghiên cứu và tổng hợp thông tin, phản biện và đánh giá khách quan các nguồn thông tin,… thay vì ngay lập tức lấy nội dung đó về sử dụng..  Có khả năng hướng dẫn, đưa ra hướng giải quyết vấn đề, lời tư vấn có giá trị cao trong phạm vi chuyên môn của mình.

+ Quản lý: Nếu bạn thấy hứng thú với việc lãnh đạo, làm việc với con người khi trao đổi công việc thì bạn có thể hướng tới con đường làm quản lý. Người quản lý cần có khả năng tổ chức, phân công công việc cho các nhân viên dưới quyền và bố trí công việc của bản thân hợp lý, đảm bảo các mục tiêu đề ra. Kỹ năng thấu hiểu , tạo sức ảnh hưởng lên người khác, có khả năng đối nội và đối ngoại một cách khéo léo để tạo sự cân bằng giữa nhân viên và những người lãnh đạo khác. Họ là người không cần quá chuyên sâu hay biết hết tất cả về lĩnh vực, họ cần kiến thức tổng quát, một tầm nhìn rộng và bao quát hơn chuyên viên. 

Cân nhắc vị trí phát triển dài lâu
Cân nhắc vị trí phát triển dài lâu

Bạn cần đánh giá lại năng lực và hoàn cảnh của mình để đưa ra những lựa chọn cho mình. Nếu xét thấy bản thân không thể có những tố chất của nhà quản lý, bạn cần phải tạo sự khác biệt về chuyên môn. Hoặc, nếu xét thấy năng lực không phù hợp để phát triển sâu hay bạn không có nhu cầu tiến lên cấp quản lý thì bạn xem xét kỹ trước khi có mong muốn đổi ngành.

 

Bước 3: Nghiên cứu công việc

Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực mở rộng quan hệ (networking) ở các mạng cộng đồng, đặc biệt với những người có chuyên môn trong ngành của bạn. Hãy hỏi họ về yêu cầu công việc, những khó khăn có thể đối diện, cách để bạn nâng cấp trình độ bản thân, hoặc triển vọng thăng tiến như thế nào. 

Nếu bạn đã nhắm cho mình một ngành cụ thể ở công ty thì nên tìm hiểu thêm con đường sự nghiệp qua những chế độ đào tạo nhân viên, định hướng phát triển cho nhân sự. Nếu bạn có nhiều người quen trong công ty thì đây được coi là điểm “mạnh”, hãy tận dụng nó. Đôi khi chất lượng cuộc sống dựa trên chất lượng mối quan hệ ta có.

Hiểu thật rõ những giá trị, tầm nhìn của công việc hoặc công ty có đồng nhất với giá trị của bản thân. 

 

Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính

Bên cạnh khát khao học thì bạn cũng nên để tâm vào khả năng tài chính của mình trước khi theo đuổi hoặc thay đổi nghề nghiệp. Một số lộ trình nghề nghiệp yêu cầu bạn phải được đào tạo ở những khóa học đặc biệt, những buổi training chuyên sâu và học phí sẽ khá đắt đỏ. Ví dụ như bạn muốn trở thành một nhà trị liệu tâm lý, đây là một nghề khá lạ lẫm với người Việt nên để được học và chuyên sâu về mảng tâm lý, bạn sẽ phải học ở các trường đại học của Canada, Anh hoặc Mỹ. Và tất nhiên chi phí cho lộ trình học sẽ không phải là con số nhỏ.

Tuy nhiên, bạn không nên để tiền bạc cản trở mình tiếp cận với các chương trình đào tạo mà bạn mong muốn tham gia. Học bổng, chương trình trợ cấp, chương trình trao đổi sinh viên, người nghiên cứu sẽ luôn có với một người thực sự nỗ lực và chăm chỉ học tập. Nên đừng nản chí và hãy tiếp tục trên con đường của chính mình. 

 

Bước 5: Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới

Hãy cân nhắc những điều mà mình đã hoặc sẽ có khi bạn muốn theo đuổi một nghề nghiệp nào đó. Khi tình hình tài chính không cho phép bạn tham gia quá nhiều khóa đào tạo, bạn nên xem xét kỹ những kinh nghiệm sẵn có của bản thân. 

Hoặc nghề nghiệp của bạn cần những chứng chỉ gì thì cũng nên tìm hiểu thật kỹ. Hãy tham khảo chuyên gia hoặc những người trong ngành để bạn hiểu rõ thêm các chứng chỉ mà nghề nghiệp yêu cầu. Chẳng hạn như bạn muốn trở thành một giáo viên tiếng Anh dạy IELTS chuyên nghiệp thì bạn cần tối thiểu chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên và TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) để có thể tự tin vào năng lực của mình.  

Lập danh sách những khóa học hoặc chứng chỉ cần học
Lập danh sách những khóa học hoặc chứng chỉ cần học

 

Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc

Đây cũng là điều bạn phải lưu ý trong việc lựa chọn công việc. Một số nghề nghiệp có thời gian làm tương đối dài như những công việc hành chính, quản lý, giám đốc, nghiên cứu bởi nó yêu cầu kinh nghiệm của những người làm lâu năm trong nghề. Nhưng cũng có những nghề có “tuổi thọ” khá khiêm tốn, đặc biệt những ngành liên quan tới nghệ thuật như người mẫu, hoặc lập trình viên, cầu thủ,…

Một số người chọn làm freelancer như content creator, designer, quay chụp thì có những thời điểm sẽ nhận được nhiều lời mời từ các doanh nghiệp để làm dự án cho họ. Nhưng cũng có thời điểm vài tuần, vài tháng họ sẽ không có công việc để làm. Công việc tự do đòi hỏi bạn thực sự kỷ luật, có sự chuyên sâu, hay thậm chí danh tiếng trong nghề nên không đây cũng không phải việc phù hợp với bất kỳ ai.

 

Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng

Sau khi đã cân nhắc các “chướng ngại” trong công việc của bản thân thì bạn hãy liệt kê chi tiết những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung để bắt đầu công việc hay để thăng tiến. Xác định rõ mức độ ưu tiên, thời gian và hạn chót để hoàn thành. 

Hoặc bạn có thể mạnh dạn bày tỏ và thể hiện với sếp rằng mình đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới. 

Xác định những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung

Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công việc thì việc đầu tiên bạn nên chỉnh sửa hoặc làm mới CV. Thường xuyên theo dõi thông tin tuyển dụng trên các nhóm, báo đài hoặc trên các nền tảng mạng xã hội như website, linkedin, facebook, instagram,… để nắm bắt những cơ hội việc làm mới. 

Jack Canfield đã từng nói: “Bạn càng bền bỉ, càng có nhiều cơ hội điều gì đó có lợi cho bạn sẽ xảy ra. Cho dù có khó khăn đến bao nhiêu, bạn càng kiên trì lâu, bạn càng có thể thành công.”

Một câu nói rất hay mà Umit muốn gửi tới bạn như một kim chỉ nam trong cuộc sống, đó là : “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) chưa? Khi có một bản kế hoạch lựa chọn công việc chỉnh chu, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cụ thể để tự quyết tương lai của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức để xây dựng bản kế hoạch lựa chọn công việc thích hợp là một cách chi tiết và hiệu quả nhất. Bạn sẽ không hối hận vì khoản đầu tư này của bản thân đâu!

 

Bài viết cùng chủ đề:

Hậu quả của việc định hướng sai nghề nghiệp

Tìm hiểu những năng lực bản thân đang sở hữu

TOP nghề nghiệp có thu nhập khủng nhất hiện nay

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *