Nuôi dạy con là cả một quá trình không hề dễ dàng mà có nhiều khó khăn, vất vả mà bất cứ người mẹ nào cũng từng trải qua. Bên cạnh những mệt mỏi, lo lắng khi nuôi con thì nhiều bà mẹ cũng băn khoăn tìm phương pháp chăm con phù hợp để con được khỏe mạnh, luôn ngoan ngoãn và vui vẻ. Nhiều bà mẹ bỉm sữa đặt ra câu hỏi: tại sao cùng một mục đích muốn con phát triển mạnh khỏe nhưng sao cách nuôi con kiểu Nhật và kiểu Việt lại có sự khác nhau dẫn tới sự khác biệt lớn trong SỰ PHÁT TRIỂN của các em bé Việt Nam và các em bé Nhật Bản. Cùng so sánh hai phương pháp này để thấy sự khác biệt giữa bà mẹ Nhật Bản và Việt Nam nhé.

1. Khi chăm trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh vừa chào đời thường khá yếu nên luôn được các bà mẹ chăm sóc cẩn thận để tránh những tác động mạnh tới với con. Nhưng một số đứa trẻ sơ sinh ở Việt Nam thường được mẹ bảo vệ kĩ quá đôi khi lại phản tác dụng với sự phát triển của trẻ. Người Nhật Bản cho rằng trẻ em vẫn nên được vận động khi nhỏ trong giới hạn nhất định để trẻ thoải mái hơn. 

Trẻ Việt bị quấn chặt còn trẻ Nhật được ngủ thoải mái
Trẻ Việt bị quấn chặt còn trẻ Nhật được ngủ thoải mái

Ở Việt Nam, theo truyền thống thì các em nhỏ thường được cha mẹ quấn nhiều lớp chăn hoặc tấm vải dày để tránh các bé lạnh, giật mình hoặc tay bé cào trên mặt. Các bác sĩ khuyên rằng người mẹ không nên quấn chăn quá chặt, điều này sẽ ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp của trẻ, nghiêm trọng có khả năng gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Quấn chặt khiến trẻ bức bối, khó chịu khiến bé tiết nhiều mồ hôi làm trẻ dễ bị cảm lạnh.

2. Chế độ ăn

Nếu như các bà mẹ Nhật cho con thưởng thức bữa ăn theo nhu cầu thì nhiều bà mẹ Việt thường mang một tiêu chí “ăn càng nhiều càng tốt”. Quan niệm này có thể xuất phát từ những cách dạy ngày nhỏ hoặc theo truyền thống của gia đình từ những năm 1945, khi nạn đói của Việt Nam hoành hành khiến cho nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, điều này gây ra bao ám ảnh với người làm cha làm mẹ. Do vậy nhiều bà mẹ trong quá khứ luôn mong muốn con ăn thật nhiều để tránh tình trạng bị suy dinh dưỡng, điều này trở thành thói quen khi chăm con của nhiều thế hệ. 

Cha mẹ không nên ép con ăn
Cha mẹ không nên ép con ăn

Dù đã khá mập mạp nhưng các bà mẹ Việt dường như không khi nào hài lòng, thường để con ăn nhiều hơn. Nhưng có lẽ thời điểm này đã khác với khung cảnh chiến tranh ngày xưa nên bà mẹ có thể học cách để con ăn theo nhu cầu của bà mẹ Nhật, các bà mẹ Nhật cũng ít khi so sánh cân nặng của con với những đứa trẻ khác, con khỏe mạnh hay không mới là điều họ quan tâm.

3. Chế biến đồ ăn

Các em nhỏ ở Nhật Bản được tập ăn thô từ lúc 7 tháng tuổi, và những rau củ luộc, thức ăn đều được mẹ để riêng và phân biệt rõ ràng. Điều này giúp bé cảm nhận và thích nghi với mùi vị đặc trưng của từng loại thực phẩm khác nhau. Nhưng với em bé ở Việt Nam thì sẽ ăn cháo với nhiều nguyên liệu xay nhuyễn và nấu trộn cùng nhau và sẽ được ăn dặm lúc 2 tuổi. 

Sử dụng nước xương ninh trong nấu ăn dường như là một thói quen khó bỏ của các bà mẹ Việt, bởi các bà mẹ tin rằng những chất dinh dưỡng từ thịt hoặc cá khi được ninh ra sẽ được chắt lại trong nước và điều này sẽ tốt cho con. Nhưng đây dường như là quan niệm sai lầm, chỉ nước hầm xương thì sẽ không đủ dinh dưỡng cho bé. Khi hầm xương hoặc thịt trong thời gian lâu thì phần nước còn lại chứa rất ít đạm và Canxi, và Canxi trong nước hầm xương lại là dạng vô cơ khiến bé không thể hấp thụ. Những chất béo còn trong xương (đặc biệt ở xương ống) là loại chất béo khó tiêu hóa, khi ăn nó sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày của bé, gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn… Nếu cơ thể hấp thụ nhiều chất béo này còn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng kém,…

Cách chế biến đồ ăn khác nhau giữa mẹ Việt và Nhật
Cách chế biến đồ ăn khác nhau giữa mẹ Việt và Nhật

Các bà mẹ nên tham khảo các chế biến của bà mẹ Nhật, họ thường dùng nước rau, củ luộc đơn giản. Nước luộc từ rau củ quả chứa nhiều dưỡng chất tốt, như các vi lượng và các vitamin. Không những thế, trong nước luộc rau củ còn có tính dược liệu cao và giải độc tốt. 

4. Thói quen khi ngủ

Người Việt thường có thói quen ôm ấp các bé khi ngủ nhằm giúp bé ngủ ngoan hơn, hoặc khi con lớn rồi các con vẫn ngủ với mẹ. Điều này trái ngược với bà mẹ người Nhật, các bà mẹ sẽ  để các con tự ngủ một mình trong khi bé tỏ ra không thích. Nhiều người Việt phàn nàn con mình khó ngủ, ngủ lơ mơ nhưng họ không biết, chính thói quen ôm ấp con khi ngủ khiến đứa trẻ quen hơi mẹ và có thói quen dựa dẫm ngay từ nhỏ.

Trẻ em Nhật được tách cha mẹ ngủ từ nhỏ
Trẻ em Nhật được tách cha mẹ ngủ từ nhỏ

5. Cách cho ăn 

Bữa ăn của các bé người Việt thường có cốc nước lọc để bên nhằm giúp các bé bớt nghẹn hoặc đây là mẹo vặt giúp các bé nuốt nhanh hơn nhưng tại Nhật, các bé không uống nước trong lúc ăn.

Cách cho ăn khác nhau giữa mẹ Việt và Nhật
Cách cho ăn khác nhau giữa mẹ Việt và Nhật

Trẻ em người Việt thường được cha mẹ bế trên tay khi ăn hoặc “dụ” bằng cách xem ti vi, điện thoại, đây là một trong những cách thói quen khá xấu khiến trẻ bị “nghiện” điện thoại và có nguy cơ bị cận sớm. Tại Nhật họ không dùng phương pháp này. Đến giờ ăn, trẻ em Nhật thường được mẹ cho ngồi vào ghế và chỉ tập trung vào việc thưởng thức đồ ăn khi đã biết cầm thìa.

Đây là lý do khiến em bé người Việt tỏ ra không hứng thú với bữa ăn, trong khi các em bé người Nhật thường say mê khám phá đồ ăn đầy hứng thú.

Trên đây là một vài sự khác nhau giữa cách chăm con của bà mẹ Việt và Nhật, bài viết không mang tính chỉ trích hay ca ngợi bên nào cả, mong bà mẹ đọc với tâm trạng thoải mái và học hỏi.

Bài viết cùng chủ đề:

➤ 11 kỹ năng sống quan trọng cha mẹ nên dạy khi bé 5 tuổi

➤ Cách dạy con giỏi ăn nói tự tin thể hiện bản thân

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *