STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này sẽ có một số ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng chủ động học tập, sáng tạo, tư duy logic,… Cha mẹ có thể tham khảo và kết hợp một vài hoạt động STEAM mà Umit liệt kê dưới đây trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Với những điểm dễ làm, dễ hiểu thì hoạt động tại nhà sẽ không hề kém cạnh tại nhà trường, hy vọng cha mẹ sẽ tạo ra nhiều thời gian bên em thật bổ ích và thú vị hơn.

1. Một số hoạt động ứng dụng STEAM trong sinh hoạt của trẻ

Nếu như trên lớp, các bé sẽ được học thông qua dự án, hoặc làm nghiên cứu khoa học về một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống, thì tại nhà, cha mẹ có thể thực hiện hóa một vài “dự án” cho con như sau:

1.1 Tạo bàn tay Thanos

Các bé rất thích đồ chơi thì tại sao phụ huynh không nên để bé tự tạo một món đồ theo sở thích của chính minh? Một năm trở lại đây, trào lưu “Bàn tay Thanos” được nổi lên và thu hút sự chú ý của các bé từ bộ phim “End game”, dù bộ phim đã kết thúc từ lâu nhưng dư âm về một nguồn sức mạnh lớn, một chiếc búng tay thần kỳ vẫn sẽ là một sự phấn khích với các bé.  

Bàn tay Thanos

Cha mẹ có thể hướng dẫn con làm một bàn tay mô phỏng như vậy bằng những nguyên liệu hết sức đơn giản. Qua đấy, trẻ sẽ được học rất nhiều điều bổ ích và thú vị. 

     – Kiến thức khoa học: Trẻ biết được cấu tạo bàn tay, các đốt ngón tay, làm thế nào để các ngón tay cử động được

    – Toán học: Trẻ sẽ được học về số lượng ngón tay trên một bàn tay, đo lường độ dài ngắn của từng ngón.

    – Kỹ năng hoạt động nhóm: Trẻ có thể hợp tác với bạn bè hoặc bố mẹ, cùng nhau phân chia công việc. 

Với những nguyên liệu cơ bản như: giấy bìa, bút màu, ống hút, chỉ, băng dính 2 mặt…..Đầu tiên cha mẹ có thể mô phỏng một bàn tay trên giấy rồi hướng dẫn con vẽ đường viền theo các ngón tay. Sau đó dùng kéo cắt theo các đường viền. Cha mẹ chỉ con cách cắt ống hút ra thành từng đoạn nhỏ, dùng băng dính kết nối chúng vào các  đốt ngón tay. Sau đó luồn dây chỉ vào các ống hút để bàn tay có thể cử động được. Cuối cùng là vẽ 5 viên đá cho “bàn tay Thanos”, với đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, các bé có thể tự vẽ thêm nhiều hình thù khác nhau tùy sở thích. Vậy là bé có thể tự tạo ra một món đồ vừa đúng sở thích vừa có thể làm tại nhà vô cùng đơn giản. Được hoạt động, khám phá, lại được thỏa sức sáng tạo làm cho trẻ mạnh dạn và tự tin hơn.

1.2 Làm chong chóng 

Đơn giản hơn, các bé có thể tự làm cho mình một chiếc chong chóng – hẳn đây sẽ là một món quà tuổi thơ không thể thiếu trong ký ức của bất kỳ ai. Một số kiến thức STEAM được lồng ghép rất hay qua hoạt động này như:

– Kiến thức khoa học: Trẻ biết rằng chong chóng cần gió thì mới quay được, gió càng to, lực càng mạnh thì chong chóng càng bay cao và xoay nhiều hơn

– Toán học: đo lường mảnh giấy để tạo hình vuông, hình tròn có kích thước khác nhau

– Kỹ thuật: khả năng lắp ghép từ thân que vào chong chóng, sử dụng hồ dán để gắn phần chong chóng vào với nhau

– Nghệ thuật: Muốn chong chóng nhiều màu sắc thì dùng giấy có nhiều màu, càng nhiều màu ghép lại thì càng rực rỡ

Hướng dẫn con làm chong chóng

Cách làm thì khá đơn giản, cha mẹ nói sơ qua cho con hiểu quy trình và để con tự làm như: Cắt 4 hoặc 6 tờ giấy có kích thước bằng nhau, dán băng dính tạo hình tròn hoặc hình hình tam giác tùy sở thích. Cuối cùng thì ghép hình với thân que gỗ là trẻ có thể chơi chong chóng.

1.3 Phân loại rác thải trong nhà

Cha mẹ có thể để con tham gia vào hoạt động dọn dẹp nhà cửa qua việc hướng dẫn con phân loại rác thải. Một hoạt động đơn giản nhưng sẽ phát triển khả năng quan sát, phân tích và tư duy phản biện đấy.

Phân loại rác trong nhà cùng con

– Kiến thức khoa học: bé nhận biết được rác hữu cơ, rác tái chế, rác vô cơ và cách xử lý cho từng loại

– Kỹ thuật: cấu tạo khác nhau của từng đồ vật để nhận biết phân loại rác thải

– Nghệ thuật: tái sử dụng một số đồ vật để làm đồ trang trí trong nhà

Hỏi đáp kiến thức với con sẽ hỗ trợ con suy nghĩ, phân tích thông tin một cách tốt hơn như: “Con nhớ rác hữu cơ và vô cơ khác nhau như thế nào không?” hoặc “Chúng ta nên làm gì với những đồ tái chế này nhỉ?” “Làm sao để hạn chế túi nilon, con nhỉ?” Những điều này các bé sẽ được dạy trong các môn học tại trường nhưng bằng việc lồng ghép vào hoạt động tại nhà, bé sẽ ghi nhớ lâu hơn và bắt đầu hình thành một thói quen tốt và có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường xung quanh một cách tốt hơn. 

Cũng còn khá nhiều hoạt động khác mà cha mẹ có thể làm như: cho trẻ thử nghiệm việc đổ đầy nước vào các chai lọ với kích thước khác nhau và so sánh nó. Hoạt động cũng sẽ giúp trẻ vận dụng được những kiến thức của toán học, khoa học và kỹ thuật. Hoặc đơn giản như cha có thể tạo thử thách, cho trẻ tự xây dựng một mô hình kim tự tháp làm bằng giấy, cốc nhựa, chai nhựa hoặc thậm chí là những quân bài….Sau đó yêu cầu trẻ đo đạc chiều cao của tháp và đếm số lượng cốc, chai, ly nhựa, quân bài để xây tháp…Từ đó thì bé sẽ vận dụng được kỹ năng toán học, kỹ thuật vào với nhau một cách hiệu quả.

Ứng dụng STEAM đúng cách trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ

Song song với các hoạt động, cha mẹ dành thời gian để trò chuyện cùng con, cùng hỏi những câu hỏi khác nhau để giúp trẻ tăng hiểu biết, ví dụ như: “Con gì đang bò dưới đất vậy?” “Làm sao từ nụ hoa lớn thành một bông hoa kia nhỉ?” “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho hòa đường vào nước con nhỉ?”…

2. Lưu ý khi ứng dụng STEAM tại nhà cho trẻ

– Cần kiên nhẫn: trẻ con không nghe lời, nghịch ngợm hay mất tập trung là điều diễn ra thường xuyên. Hoặc những câu hỏi ngây thơ và khó trả lời cũng có thể làm bố mẹ khó chịu, do đó cha mẹ cần phải cực kỳ kiên nhẫn với con như cách mà bố mẹ chúng ta từng làm với chúng ta.

Kiên nhẫn ứng dụng STEAM khi dạy con

– Không áp đặt con: Dẫu biết cha mẹ muốn tốt cho con nhưng cha mẹ hạn chế đưa quan điểm cá nhân làm rào cản con ngay từ đầu, hãy để con tự sáng tạo và phát triển. Cha mẹ chỉ cần làm người quan sát và hướng dẫn con là đủ rồi.

– Đồng hành cùng con trong những khóa học. Tham gia cùng con để ôn luyện bài tập cũng là cách cha mẹ thể hiện tình yêu thương và “kiểm tra” tiến độ học tập của con. 

– Áp dụng các phương pháp dạy con một cách nghiêm túc, đều đặn và có kế hoạch. Nếu đã cùng con học tập thì cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về các cách giáo dục con tại nhà và kiên trì để có kết quả tốt nhất.

Học cùng con là điều vô cùng khó khăn chứ không hề đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, với tình yêu thương của bố mẹ dành cho con, những trở ngại ấy sẽ chỉ còn là hòn đá nhỏ. Hãy trở thành những người định hướng, người bạn tâm giao của con trong hành trình trưởng thành nhé.

Bài viết cùng chủ đề:

➤ Phương pháp Steam – Vươn tầm ra thế giới

➤ So sánh phương pháp Reggio Emilia và Steam

➤ 11 kỹ năng sống quan trọng cha mẹ nên dạy khi bé 5 tuổi

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *