Bác sĩ là một công việc cao quý và cũng là ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên để có thể trở thành bác sĩ hay nói cách khác là trở thành sinh viên ngành y là điều vô cùng khó, không phải ai cũng đủ quyết tâm để thực hiện được. Để hoàn thành mục tiêu này đòi hỏi bạn phải đáp ứng nhiều tiêu chí cũng như trải qua quá trình học tập vất vả trong nhiều năm. Hãy cùng UMIT tìm hiểu ngay những điều cần biết chọn nghề bác sĩ trong bài viết sau đây.
1. Học nghề bác sĩ cần những điều kiện gì? Học trong bao lâu?
Tùy vào bạn lựa chọn theo đuổi bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa thì sẽ có những tiêu chí cũng như thời gian học tập khác nhau.
1.1 Điều kiện khi học nghề bác sĩ
Để có thể trở thành tân sinh viên ngành y bạn cần phải đáp ứng các tiêu chí xét tuyển của các trường đại học. Đối với từng chuyên ngành, từng trường đại học sẽ có những mức điểm chuẩn cũng như điều kiện khác nhau đối với công tác tuyển sinh.
Bạn có thể đăng ký xét tuyển thông qua nhiều hình thức như xét tuyển học bạ, xét tuyển thẳng, thông qua kỳ thi đánh giá năng lực hoặc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Đối với một số trường quốc tế hoặc khi đi du học, bạn cần phải đáp ứng thêm một số tiêu chí về tài chính hoặc chứng chỉ ngoại ngữ.
Song, đây là ngành nghề có tiêu chí đầu vào vô cùng khắt khe nên bạn buộc phải có học lực thật tốt cũng như quyết tâm mới có thể trở thành tân sinh viên ngành y.
>> Xem thêm: [Phương pháp] Cách Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Ngành Tài Chính
1.2 Thời gian học là bao lâu?
Đối với bác sĩ đa khoa, thời gian học thông thường sẽ là 6 năm. Còn đối với những ai lựa chọn theo đuổi công việc bác sĩ chuyên khoa sẽ trải qua 9 năm học tập liên tục mới có được chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp sinh viên cần trải qua thời gian dài rèn luyện để thông thạo các kỹ năng nên thời gian có thể kéo dài hơn từ 2-3 năm.
2. Vì sao cần cân nhắc kỹ trước khi chọn nghề bác sĩ?
Không ít người đã bỏ cuộc giữa chừng sau khi quyết định chọn ngành y. Vì vậy trước khi quyết định theo sự nghiệp bác sĩ, bạn cần cân nhắc kỹ vì những lý do sau đây:
2.1 Thời gian học lâu
Không giống như những ngành nghề khác chỉ trải qua 4 – 5 năm đại học, ngành y phải trải qua quá trình đào tạo ít nhất 6 – 11 năm để có được chứng chỉ hành nghề cũng như tìm được việc ở những bệnh viện.
2.2 Chương trình đào tạo áp lực
Công việc bác sĩ đòi hỏi kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực liên quan. Cũng vì thế mà chương trình học rất nặng, nhiều kiến thức từ phổ thông đến nâng cao. Không chỉ vậy, sinh viên phải trải qua nhiều kỳ thực tập tại những bệnh viện với lịch trình dày đặc. Điều này đã tạo áp lực vô cùng lớn khiến nhiều sinh viên y không thể vượt qua và quyết định bỏ dở giữa chừng.
2.3 Chi phí học tập
Thay vì 4-5 năm như những ngành nghề khác, ngành y kéo dài từ 6-11 năm mới có thể bắt đầu xin việc tại bệnh viện. Thời gian đào tạo gần như gấp 3 đồng nghĩa với việc chi phí bỏ ra cũng nhiều hơn. Điều tưởng chừng như đơn giản này lại là gánh nặng lớn của rất nhiều gia đình có con cái theo ngành y và cũng là yếu tố đáng cân nhắc khi quyết định chọn nghề bác sĩ.
3. Những điều cần biết trước khi chọn nghề bác sĩ
Nhiều người quyết định chọn ngành y vì vẻ hào nhoáng bên ngoài cũng như những lời đồn về công việc lương cao. Thế nhưng có những điều bạn cần biết trước khi đưa ra quyết định.
3.1 Nghề bác sĩ cũng chỉ là công việc lao động
Dù là ngành nghề cao quý, cứu chữa cho nhân dân nhưng suy cho cùng cũng chỉ là công việc lao động như bao công việc khác. Đối với bác sĩ, dường như không có một thời gian làm cụ thể. Lịch trình của bác sĩ nhìn chung vô cùng bận rộn. Bên cạnh những buổi khám còn rất nhiều ca trực đêm, lịch phẫu thuật,… Công việc dày đặc và áp lực là điều bạn cần biết trước khi chọn nghề bác sĩ.
3.2 Công việc nhiều rủi ro
Bác sĩ làm việc trực tiếp đối với sức khỏe và cơ thể của chúng ta. Không thể tránh khỏi những trường hợp xảy ra sai sót khi chẩn đoán bệnh hay khi phẫu thuật. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng nếu không may gặp phải, bác sĩ có thể phải từ bỏ chứng chỉ hành nghề của mình. Đây cũng là rào cản lớn khiến nhiều người từ bỏ ước mơ y dược.
>> Xem thêm: [Phương pháp] Cách Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Ngành Tài Chính
4. Vài lưu ý trước khi quyết tâm chọn nghề bác sĩ
Nếu bạn thật sự có đam mê với công việc này thì hãy cùng điểm qua những điều cần lưu ý sau:
4.1 Năng khiếu
Ngành y không phải một ngành nghề dễ mà ngược lại là rất khó. Bằng trải nghiệm của mình, hãy xem liệu bạn có những năng khiếu hay tính cách phù hợp với ngành y hay không. Bên cạnh đó, công việc đòi hỏi tiếp xúc nhiều với bệnh nhân, cơ thể người nên nếu bạn là người sợ máu thì đây cũng là một rào cản lớn.
4.2 Học lực
Nếu bạn đang là học sinh cấp 3 và có quyết tâm theo ngành y hãy lưu ý về học lực cũng như điểm số hiện tại của mình đối với các môn khoa học tự nhiên. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định bạn có hợp với ngành học này hay không.
>> Xem thêm: [Mách Bạn] 12+ Cách Tìm Hiểu Về Những Năng Lực Bản Thân Hiệu Quả Nhất
4.3 Điểm đầu vào của các trường đại học y
Trước khi quyết tâm chọn nghề bác sĩ hãy tham khảo tiêu chí đầu vào của các trường đại học hay cơ sở đào tạo bác sĩ uy tín. Từ đó căn cứ vào học lực cũng như điều kiện tài chính để chọn ra mục tiêu cho riêng mình.
4.4 Điều kiện tài chính của gia đình
Thời gian học y kéo dài có thể lên đến 11 năm nên hãy xem xét kỹ điều kiện tài chính của gia đình có thể chi trả trong khoảng thời gian đó hay không. Mức học phí hay sinh hoạt phí ở từng trường, từng khu vực sẽ luôn có sự chênh lệch nhất định. Hãy xem xét kỹ và đưa ra quyết định sao cho phù hợp nhất.
Bác sĩ là công việc mơ ước của biết bao bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trải qua quá trình đào tạo gian nan để có được chứng chỉ hành nghề và trở thành một bác sĩ tốt, chuẩn mực cả về kỹ năng lẫn đạo đức. Qua bài viết trên, bạn đã biết được những góc khuất, khó khăn cũng như vài lưu ý trước khi chọn nghề bác sĩ. Hãy cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
➤ 12 cách định hướng nghề nghiệp trong 5 phút